Dù tiết kiệm đến mấy nhưng vật dụng trong nhà bếp cần vứt ngay lập tức kẻo có ngày ân hận

Nếu chỉ vì tiếc rẻ mà giữ lại những vật dụng này không những khiến căn bếp của mình trở nên bừa bộn hơn mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả nhà.

Miếng bọt biển rửa bát

Miếng bọt biển rửa bát cần vệ sinh và thay mới thường xuyên

Miếng bọt biển rửa bát cần vệ sinh và thay mới thường xuyên

Các miếng bọt biển rửa bát thường là nơi sinh sôi ra nhiều vi khuẩn một cách nhanh chóng. Nếu không làm sạch thường xuyên các miếng bọt biển có thể sẽ gây ra các bệnh có hại cho sức khỏe. Tốt nhất, để diệt vi khuẩn, bạn có thể cho miếng bọt biển vào lò vi sóng quay một lúc hoặc ngâm trong thuốc tẩy pha loãng trong vài phút.

Còn nếu miếng bọt biển này đã bị bẩn, mốc thì tốt nhất bạn không nên tiếc rẻ mà giữ lại, hãy vứt bỏ ngay trước khi nó gây ra bệnh cho bạn và gia đình.

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nên thay miếng bọt biển thường xuyên, nhưng cách tốt nhất là không sử dụng luôn sẽ tốt hơn. Thay vào đó, bạn có thể dùng khăn tắm hay khăn tay cũ để lau chùi, bởi vì chất liệu vải sẽ không giữ lại nhiều chất bẩn như bọt biển. Bạn cũng có thể sử dụng khăn giấy, nhưng sẽ không ổn đối với những người có ý thức bảo vệ môi trường. Nếu bạn chọn dùng khăn thì nên thay thường xuyên mỗi hai ngày. Bạn cần mang đi giặt ngay nếu khăn có mùi, cho dù đó là một miếng bọt biển hoặc khăn lau.

Thớt bị trầy xước

Thớt bị nứt cần thay ngay lập tức

Thớt bị nứt cần thay ngay lập tức

Thớt dùng để thái rau, thịt hàng ngày và dao đã tạo ra nhiều vết xước trên đó. Nếu bạn thái thịt, chặt xương nó sẽ dính vào các kẽ và rất khó rửa sạch. Một khi vệ sinh không kỹ, thớt rất dễ sinh vi khuẩn, nấm mốc dưới tác động của hơi ẩm và thực phẩm.

Một khi thớt bị nhiễm khuẩn nặng thì khi bạn thái rau, thịt... trên đó sẽ bị nhiễm khuẩn, khi ăn vào dạ dày sẽ dễ dàng trở thành nguồn lây bệnh.

Vi khuẩn thích sống trong các đường rãnh sâu, và thật khó để làm sạch đúng cách đối với các vật dụng chằng chịt vết nứt như vậy. Vì thế, cho dù đó là một con lăn, muỗng gỗ, hoặc thớt, hãy ném nó đi ngay lập tức!

Đũa

Hạn sử dụng của đũa là 3 tháng

Hạn sử dụng của đũa là 3 tháng

Đũa là công cụ không thể thiếu trong việc hỗ trợ chúng ta ăn uống. Đũa được sử dụng nhiều nhưng ít được mọi người thay nhất, thậm chí có người dùng đũa nhiều năm không thay cũng không tiệt trùng thường xuyên.

Nhưng chúng ta nên biết rằng bếp luôn ở trong môi trường ẩm ướt, để đũa trong môi trường này lâu ngày rất dễ sinh ra vi khuẩn, thậm chí là nấm mốc. Vì vậy, bạn phải chú ý khử trùng khi sử dụng đũa, và lau khô đũa sau khi sử dụng. Tốt nhất nên thay đũa 3 tháng một lần.

Các loại gia vị

Bạn vẫn sử dụng các loại gia vị mà không mấy để tâm đến hạn sử dụng? Nhưng điều này có thể khiến bạn vô tình gây hại cho sức khỏe của mình đấy!

Các loại gia vị sẽ mất tác dụng và mùi vị sau khoảng một năm. Vì thế, bạn nên kiểm tra gia vị thường xuyên để kịp thời bỏ đi ngay.

Nguồn: [Link nguồn]

Bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh, chỉ cần quên điều nhỏ này sẽ khiến đồ bỏ đi nhanh chóng

Việc trữ rau củ quả trong những ngày nghỉ dịch COVID – 19 được nhiều gia đình áp dụng. Thế nhưng bảo quản rau củ quả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo K.N ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN