Dù thèm đến mấy cũng tuyệt đối không được ăn 4 bộ phận này của vịt, cẩn thận kẻo "rước hoạ"
Thịt vịt ngon và tốt cho sức khỏe. Đây cũng là món ăn được nhiều chị em lựa chọn cho gia đình vào mùa hè. Tuy nhiên, khi ăn cần chú ý những điều này.
Vịt là loại gia cầm, thực phẩm gần gũi trong bữa cơm người Việt. Các món ăn từ vịt thường rất hấp dẫn và thơm ngon. Còn gì tuyệt vời khi giữa trưa hè nóng bức được ăn bát canh vịt om sấu chua chua làm nhẹ bớt các nóng hè. Hay món vịt luộc thơm ngon, món vịt quay hấp dẫn…
Dù vịt ngon là vậy nhưng khi ăn bạn cần loại bỏ những bộ phận dưới đây để bữa cơm gia đình thêm hoàn hảo.
Cổ vịt: Có thể nói, cổ vịt được nhiều người thích ăn, đặc biệt là những người thích lai rai nhậu nhẹt. Tuy nhiên, phần dưới da của cổ vịt có chứa các tuyến dịch bạch huyết và có nhiều tật. Do đó, mọi người nên hạn chế ăn và cân nhắc liệu có nên ăn quá nhiều phần thịt này hay không.
Tim, gan vịt: Bạn nên cân nhắc việc ăn gan vịt với số lượng phù hợp để không bị dư thừa cholesterol, chất độc, kim loại nặng, gây tổn hại cho sức khỏe. Ngoài ra, tim vịt rất giàu vitamin và dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu ăn tim vịt thường xuyên và với số lượng lớn sẽ làm tăng mỡ máu.
Phao câu: Một trong những nguyên nhân khiến vịt bị hôi chính là phao câu. Phao câu là vị trí tập trung tuyến nhờ của vịt nói riêng và gia cầm nói chung. Thế nên hãy lấy hết phần tuyến nhờn ở đuôi vịt để tránh mùi hôi tiết ra khi luộc (cắt phần túi dầu ở phao câu vịt.
Đặc biệt, nhiều con vịt hay có khối u vùng hậu môn (Ảnh minh hoạ).
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta cần hạn chế ăn ở phao câu gia cầm, bộ phận này còn rất bẩn. Đây là nơi tập trung nhiều loại siêu vi trùng, vi khuẩn gây bệnh và nhiều thứ độc hại khác. Dù có làm sạch vẫn không thể loại bỏ hết vi khuẩn. Đặc biệt, nhiều con hay có khối u vùng hậu môn.
Da vịt: Rất nhiều người trong đó có cả trẻ em thích ăn da vịt vì da khá béo và giòn. Mặc dù vậy, đây là bộ phận chứa nhiều cholesterol có hại và có nhiều vi khuẩn nhất của con vịt.
Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn tiết canh vịt dễ nhiễm vi rút cúm gia cầm và nguy cơ mắc bệnh rất cao, có thể tử vong. Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tinh do vi rút H5N1 gây ra. Ở vịt, bệnh này khiến vịt chết đột ngột, hàng loạt và lây lan nhanh.
Hãy nhớ, ăn tiết canh bản chất là ăn máu sống cùng với các loại thịt, xương nên hoàn toàn không thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng có trong con vật. Đến nay vẫn không có cơ sở để khẳng định ăn tiết canh vịt mát, chẳng qua khi ăn tiết canh, ăn máu sống và thịt để nguội nên có cảm giác mát trong miệng.
Mẹo hay khử mùi hôi của vịt:
Nhổ lông sạch: Đun nước sôi, cho một ít vôi hoặc lá khế. Cho con vịt đã cắt tiết vào ngập nước sôi, nhanh tay nhổ lông. Nhớ miết tay xuống sát da để không để lại phần chân lông và sạch lông tơ.
Ngâm giấm: Vịt non sẽ có mùi hôi hơn vịt già, chính vì vậy nên chọn những con trưởng thành để dễ dàng xử lý hơn. Cần chú ý là chỉ nên ngâm vịt trong nước lạnh hòa giấm khoảng 20 phút trước khi luộc để vịt trắng và nhanh mềm hơn. Để bên ngoài quá lâu sẽ khiến vịt bị đen nhìn sẽ kém bắt mắt. Nên ngâm 1 tiếng trước luộc và quá trình luộc vịt cần để lửa nhỏ.
Muốn vịt mềm, không hôi thì phản ngâm nước có giấm (Ảnh minh hoạ)
Trước khi nhổ lông vịt, hãy tưới chút giấm hoặc rượu trắng lên mình vịt khoảng 10 phút trước khi nhúng vào nước ấm, vịt sẽ dễ làm lông hơn.
Đun nhỏ và lửa: Lúc luộc vịt, để thịt mau mềm, trước khi đun, bạn ngâm vịt vào nồi nước lạnh có pha chút giấm khoảng 1 tiếng, sau đó đun nhỏ lửa, như vậy thịt vịt sẽ mau mềm và ngon hơn nhiều.
Dùng tủy heo: Nếu mua phải con vịt già thì để luộc vịt mau chín là cả một vấn đề. Khi đó bạn hãy cho thêm vào nồi luộc vịt một chút tủy heo, thịt sẽ mau nhừ và thơm hơn nhiều.
Nguồn: [Link nguồn]
Người miền Tây có món vịt nấu chao cách nấu thì đơn giản, nhưng hương vị thì vô cùng hấp dẫn. Những ai lần đầu được...