Điều gì xảy ra khi ăn gừng không gọt vỏ? 3 nhóm người này không nên ăn

Gừng là một loại gia vị cần có trong gia đình. Gừng tuy tốt cho sức khỏe tuy nhiên với một số người lại cần phải hạn chế ăn gừng.

Dân gian có câu "Gừng không gọt vỏ, ăn nhầm sẽ sinh bệnh", ăn gừng không gọt vỏ có hại không?

Những ai không nên ăn vỏ của gừng?

Gừng là một loại gia vị cần có trong gia đình, trong mắt nhiều người, nó còn là một nguyên liệu giữ gìn sức khỏe.

Từ góc độ chất dinh dưỡng, gừng rất giàu vitamin B cũng như các nguyên tố vi lượng như sắt, magiê và kali. Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, gừng có vị chát, tính hơi ấm, thông kinh lạc tỳ, dạ dày, phổi, có chức năng xua tan cảm mạo, giải uất, trừ nghịch, giảm nôn mửa, giải đờm và giảm ho.

Điều gì xảy ra khi ăn gừng không gọt vỏ? 3 nhóm người này không nên ăn - 1

Còn việc "có nên gọt vỏ gừng hay không" thì tùy vào cách sử dụng cụ thể. Ba nhóm người này được khuyến cáo không ăn vỏ gừng:

Người thiếu tỳ vị: Vỏ gừng có tính mát, ăn cả vỏ vào tỳ vị, dạ dày khó chịu;

Người thích ăn lạnh, mát: Khi ăn mướp đắng, hải sản và các thực phẩm khác, tốt nhất nên gọt vỏ gừng, có thể trung hòa các thành phần giải nhiệt của thức ăn;

Người bị cảm mạo: Vỏ gừng có tính mát sẽ tác động đến tính ấm của bản thân gừng và làm giảm tác dụng xua tan cảm lạnh.

Trường hợp nào nên ăn cả vỏ gừng

Một số trường hợp trên không nên ăn gừng cả vỏ. Những người này nên ăn cả vỏ gừng là khi để giảm sưng tấy trong cơ thể, hoặc để chống hôi miệng và táo bón, bạn có thể giữ lại vỏ gừng và ăn cùng.

Điều gì xảy ra khi ăn gừng không gọt vỏ? 3 nhóm người này không nên ăn - 2

Vì sao nói "Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng", lợi ích của việc ăn gừng là gì?

Trong mắt người thường, gừng luôn được coi là nguyên liệu bảo vệ sức khỏe với hiệu quả rõ rệt. Còn củ cải đặc biệt củ cải trắng được mọi người biết đến với biệt danh: Nhân sâm mùa đông. Do củ cải có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cơ thể. Không những thế, củ cải còn giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tiêu hoá, tốt cho hô hấp, ổn định đường máu... Vào mùa động, củ cải giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và dẫn đến cảm lạnh, ho.

Lời khẳng định về việc ăn gừng vào mùa hè có tốt cho sức khỏe hay không xuất phát từ quan điểm của y học cổ truyền.

Gừng có chứa các hoạt chất tốt cho sức khỏe, thêm gừng vào nấu ăn cũng có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn. Nhưng gừng thường chỉ được dùng làm gia vị, dù bạn có ăn một ít gừng hay gừng ngâm chua thì tổng lượng gừng ăn vào vẫn rất nhỏ. Tuy nhiên, ăn gừng vào mùa hè vẫn có thể gặt hái nhiều lợi ích:

1. Ăn gừng chống say tàu xe chống nôn

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc nôn mửa của con người có liên quan đến một chất được gọi là 5-HT3, là chất dẫn truyền quan trọng của phản ứng nôn mửa. Gừng có khả năng ức chế sự giải phóng 5-HT3 và do đó có tác dụng chống nôn.

2. Xua tan gió rét

Mùa hè nóng nực, nhiều người ham giải nhiệt nên chọn hoa quả đá, đồ uống đông lạnh, nằm lâu trong phòng điều hòa. Những việc làm này sẽ khiến cơ thể quá lạnh, lúc này bạn có thể dùng gừng để giúp chống lại cái lạnh.

Sử dụng nước gừng, muối, mật ong vào buổi tối giúp ấm thận ngủ ngon

Sử dụng nước gừng, muối, mật ong vào buổi tối giúp ấm thận ngủ ngon

3. Tăng cảm giác thèm ăn

Vào mùa hè, rất nhiều người chán ăn, chất gingerol chứa trong gừng có thể kích thích tiết nước bọt và dịch vị, từ đó đẩy nhanh nhu động ruột và giúp mọi người đánh thức cảm giác thèm ăn.

Cần lưu ý rằng nhiều người bị ảnh hưởng bởi một số lời quảng cáo và tin rằng gừng có tác dụng trị rụng tóc. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bằng chứng xác thực và hiệu quả chứng minh việc sử dụng gừng để ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng rụng tóc. Một số nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng 6-gingerol trong gừng cũng có thể ức chế sự phát triển của tóc.

Điều gì xảy ra khi ăn gừng không gọt vỏ? 3 nhóm người này không nên ăn - 4

Ăn gừng vào ban đêm độc ngang thạch tín? 

Ở Trung Quốc cũng có câu: Ăn gừng ban đêm độc ngang thạch tín. Vậy thành phần của gừng có thay đổi vào ban đêm không?

Bất kể là sáng, trưa hay tối, dược chất chứa trong gừng sẽ không khác nhau. Buổi tối gừng chủ yếu dùng để xào, lượng tiêu hao cũng không nhiều, cũng không chênh lệch nhiều.

Hai kiểu người ăn càng ít gừng càng tốt

Ăn gừng điều độ có nhiều lợi ích, nhưng có hai loại người cần ăn càng ít càng tốt.

Người thiếu âm nội nhiệt: Với những người phân khô, nước tiểu vàng, nóng bừng và đổ mồ hôi trộm về đêm, ăn gừng sẽ làm tình trạng nặng thêm.

Người bị nóng trong: Bởi gừng thuộc tính nhiệt nên khi ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người. Thậm chí theo một số lương y, dùng nhiều gừng quá 5g trên ngày có thể gây toét mắt, chảy nước mắt sống. Đặc biệt, một số người được khuyến cáo không nên dùng nhiều gừng như: Người có tạng nóng, hay nhiệt miệng, táo bón.

Gu Zhongyi, giám đốc Hiệp hội chuyên gia dinh dưỡng, cho biết mặc dù một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất gingerol (tinh dầu tự nhiên) của gừng có tác dụng nhất định trong việc giảm lipid máu, nhưng tất cả đều là nghiên cứu và phát triển dựa trên gừng được chiết xuất như một loại thuốc và ít tham khảo trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Ăn gừng mỗi ngày, chỉ nên ăn 2 lát như một món ăn kèm, không cần ăn quá nhiều, ăn quá nhiều gừng có thể kích thích dạ dày và gây ra các tác dụng phụ như ợ chua, nôn mửa.

Gừng có nhiều công dụng nhưng nói đúng ra, gừng là một loại thực phẩm không bao giờ thay thế được thuốc chữa bệnh. Vì vậy nếu cảm thấy không khỏe, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa liên quan để kiểm tra thể trạng càng sớm càng tốt, thay vì ỷ lại một hai lát gừng, bạn nghĩ rằng có thể đạt được hiệu quả chữa bệnh và giảm đau.

Nguồn: [Link nguồn]

7 lý do bạn nên uống trà gừng thường xuyên

Từ việc tăng cường hệ thống miễn dịch đến cải thiện chức năng não, trà gừng là một phương thuốc tự nhiên đáng để kết hợp vào thói quen hàng ngày của bạn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Anh (theo ABLW) ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN