Điểm mặt những thực phẩm cực độc hại khi hâm nóng
Ăn thực phẩm thừa, dự trữ sau Tết Nguyên đán, các gia đình cần chú ý điều này để không bị ngộ độc thực phẩm.
Theo chuyên gia công nghệ thực phẩm, sau Tết Nguyên đán, rất nhiều gia đình vẫn còn tích trữ thức ăn trong tủ lạnh. Điều này ảnh hưởng không ít tới sức khỏe cả gia đình.
PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa cho biết, các loại đồ ăn trên khi hâm nóng hoặc chế biến lại sẽ không còn giá trị dinh dưỡng. Thậm chí là có thể sinh ra chất không có lợi cho sức khỏe.
Việc để thức ăn trong tủ lạnh quá lâu, đặc biệt là thức ăn chín sẽ làm biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng.
Theo đó, các gia đình không nên hâm nóng những thực phẩm sau:
1. Trứng
Trứng đã chế biến chín, để trong một khoảng thời gian mà hâm nóng lại sẽ khiến một số vi khuẩn phát triển. Do đó, trứng phải được ăn ngay sau khi chế biến.
2. Cơm trắng
Nếu cơm không được lưu trữ đúng hay được lưu trữ quá lâu, vi khuẩn có thể nhân lên nhanh chóng và gây ngộ độc. Tốt nhất nên ăn ngay khi cơm vừa nấu chín. Lưu ý chỉ nên ăn trong vòng 24 giờ để đảm bảo dưỡng chất.
Nếu cơm không được lưu trữ đúng hay được lưu trữ quá lâu, vi khuẩn có thể nhân lên nhanh chóng và gây ngộ độc.
3. Khoai tây
Khoai tây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây ngộ độc. Khoai tây bóc vỏ sẽ ngăn chặn ôxy và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển hơn nữa. Vì vậy, nên tránh hâm nóng khoai tây hoặc để khoai ở bên ngoài quá lâu.
4. Thịt gà
Nếu chưa nấu chín gà hoặc hâm nóng và bảo quản không đúng cách, bạn sẽ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Do đó, sau khi nấu chín, nên ăn ngay.
5. Các loại rau cải
Các loại rau cung cấp vitamin và khoáng chất và cũng chứa lượng nitrat cao. Và trong tự nhiên, các chất nitrat này được chuyển thành nitrit do tác động của vi khuẩn - và điều này không tốt nếu hâm nóng thức ăn.
Ngoài ra, việc để lẫn thức ăn sống – chín trong tủ lạnh có nguy cơ nhiễm khuẩn, thực phẩm lại bảo quản lâu ngày càng có nguy cơ nhiễm khuẩn gây ngộ độc thực phẩm cao hơn. Bởi vậy, trong trường hợp bảo quản thức ăn trong tủ lạnh cần để riêng, bọc kỹ thức ăn sống, chín.
Do đó, để tránh lãng phí, PGS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo ăn đến đâu nấu tới đó. Trong trường hợp bất khả kháng vì thừa quá nhiều đồ thì nên bảo quản bằng hộp đậy kín. Đồ ăn chín trong tủ lạnh khi lấy ra cần phải nấu lại thật sôi để diệt hết vi khuẩn; không nên nấu đi nấu lại quá nhiều lần, tốt nhất ăn đến đâu nấu đến đó để tránh lãng phí và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thông thường ngộ độc thực phẩm sẽ tự khỏi trong vòng 2 ngày. Nếu không bạn cần đi khám bác sĩ. Bạn cũng có thể thử...