Điểm mặt 7 gia vị giúp giữ ấm cơ thể cực tốt, rẻ tiền, dễ kiếm, nên tăng cường trong những ngày rét đậm
Vào mùa đông, nhiệt độ thấp khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị chậm lại. Do đó, việc bổ sung thực phẩm để giữ ấm, giúp điều hòa, cân bằng cơ thể là rất cần thiết.
Theo dự báo, miền Bắc có khả năng trải qua đợt rét đậm rét hại mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Cùng với tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp thì việc tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng là điều hết sức quan trọng với sức khỏe của mỗi người.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài việc mặc đủ ấm và bổ sung dinh dưỡng, uống nước đầy đủ, người dân hãy tăng sức đề kháng, làm ấm cơ thể bằng chính những thực phẩm có sẵn ngay trong gian bếp của bạn:
Mật ong
Ảnh minh họa
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết mật ong không chỉ là một chất làm ngọt tự nhiên mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có cả việc giữ ấm cho cơ thể.
Bạn có thể uống nước mật ong chanh ấm, nước mật ong gừng mỗi ngày sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Mật ong vào cơ thể sẽ sản sinh ra một nhiệt lượng lớn giúp làm ấm, đồng thời còn tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh được các virút, vi khuẩn và rất nhiều căn bệnh khi trời lạnh.
Tỏi
Ảnh minh họa
Không những có tác dụng giảm lượng cholesterol trong cơ thể mà còn là loại gia vị tạo ra nhiệt lượng. Vitamin B2 có trong tỏi chứa axit flavin monucleotide và axit flavin dinucleotide, là những chất xúc tác không thể thiếu trong quá trình trao đổi protein. Mùa đông là khoảng thời gian mọi người hay mắc bệnh viêm cuống phổi, bệnh hen. Cho một vài lát tỏi giã nhỏ vào canh và các món xào có thể giúp sản sinh một lượng nhiệt đáng kể cho cơ thể.
Gừng
Ảnh minh họa
Cũng giống như tỏi, củ gừng là loại gia vị có tính nóng, có tác dụng sinh nhiệt nên giúp làm ấm cơ thể rất tốt, vì thế hãy tăng cường dùng gừng khi chế biến các món ăn trong mùa lạnh hoặc cho thêm một vài lát gừng tươi vào các loại nước uống như trà, nước mật ong, nước nóng...
Bên cạnh đó, gừng có đặc tính kháng viêm mạnh mẽ, rất quan trọng cho sức khỏe tim mạch nên ăn gừng có tác dụng chống viêm, giúp giảm nguy cơ bệnh tim đồng thời thúc đẩy hệ tuần hoàn khỏe mạnh...
Quế
Ảnh minh họa
Quế là loại gia vị tính nóng, nằm trong danh sách những thực phẩm giữ ấm cho cơ thể, rất phù hợp với người hay bị lạnh bụng. Trong một số món ăn khi cho thêm quế sẽ có tác dụng ấm bụng và dễ chịu trong thời tiết đông lạnh.
Theo một số nghiên cứu, quế còn có tác dụng giảm các hợp chất độc hại tiềm ẩn trong cơ thể, giúp cho máu lưu thông dễ dàng, vì thế loại gia vị này rất an toàn cho sức khỏe.
Hạt tiêu
Ảnh minh họa
Có tính nóng, giúp ủ ấm cơ thể, được cho vào các món ăn, đặc biệt là các món có mùi tanh. Độ hăng cay càng nhiều, độ ấm càng cao. Tuy nhiên, đây là thực phẩm có độ cay ảnh hưởng dạ dày nên dùng ở mức vừa phải. Đặc biệt tiêu hữu ích với người bị bệnh hen nhất là khi trở trời. Chính vì tính cay nóng tốt nên chúng ta nên chú ý đến liều lượng sử dụng. Đặc biệt dùng cho những người bệnh về dạ giày.
Hành tây
Ảnh minh họa
Hành tây là gia vị không thể thiếu trong các món canh củ quả, xúp, cà ri... là những món ăn nóng được ăn nhiều trong thời tiết lạnh, bởi hành tây chính là loại thực phẩm có nhiều thành phần giúp cơ thể bạn tránh xa các bệnh cảm lạnh, đau họng.
Bên cạnh đó, hành tây còn đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể đổ mồ hôi và bảo vệ cơ thể chống lại các vấn đề sức khỏe vào mùa đông, giữ ấm cơ thể.
Nghệ tươi
Ảnh minh họa
Nghệ tươi có tác dụng chống lại vi khuẩn, kháng viêm mạnh… Đặc biệt, curcumin trong củ nghệ có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch. Thêm nghệ vào bữa ăn hàng ngày giúp chống lại virus, vi khuẩn hiệu quả, đồng thời cải thiện triệu chứng cảm lạnh và ho.
Lưu ý: Những gia vị trên đều có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên chỉ dùng liều lượng vừa phải, vì nếu ăn quá nhiều sẽ gây nên những tác dụng phụ cho cơ thể. Điển hình, dùng nhiều đồ nóng sẽ gây nhiệt cơ thể, dễ gây các bệnh trĩ, phát mụn nhọt, làm mờ mắt, ảnh hưởng gan thận...
Uống mật ong với nước quá nóng có thể làm xáo trộn các chất hóa học của nó, làm thay đổi hoàn toàn các hợp chất của mật ong gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Nguồn: [Link nguồn]