Đặt thứ này vào thùng gạo, đảm bảo để cả năm không lo mối mọt
Gạo được bảo quản đúng cách sẽ không bị sâu mọt, dùng được lâu hơn và giữ được hương vị thơm ngon khi nấu.
Tác hại của mọt gạo
Trong thùng gạo của nhiều gia đình, thi thoảng để lâu sẽ xuất hiện mọt gạo, một loại côn trùng gây hại cho ngũ cốc. Trong quá trình sản xuất và chế biến ngũ cốc, để giữ lại nhiều chất dinh dưỡng, quy trình chế biến thường tương đối đơn giản, tuy có thể tiêu diệt côn trùng trưởng thành nhưng đôi khi lại tạo điều kiện cho trứng ký sinh trong hạt gạo.
May mắn là độ ẩm trong gạo không cao, trong điều kiện bình thường sẽ không có côn trùng. Thế nhưng, chỉ cần ẩm hơn một chút, thùng gạo sẽ trở thành "thiên đường" cho ấu trùng mọt gạo phát triển, các chất dinh dưỡng trong gạo sẽ trở thành chất nuôi dưỡng chúng.
Mặc dù các loại côn trùng nhỏ xuất hiện trong ngũ cốc như mọt gạo có thể gây hại cho thực phẩm, nhưng hầu hết các loại côn trùng nhỏ này sẽ không gây nguy hiểm như cắn hoặc lây bệnh cho người.
Đối với mọt gạo, ngay cả khi con người ăn phải chúng thì cũng không bị đe dọa đến sức khoẻ. Điều cần lưu ý là nếu gạo có quá nhiều bọ gạo trưởng thành thì sẽ sinh ra chất tiết benzoquinone, chất này có hại cho cơ thể nên nếu gạo bị vón cục và biến chất thì không nên tiếp tục ăn.
Mẹo bảo quản gạo không bị mọt
- Để thùng gạo ở nơi khô thoáng
Môi trường ẩm thấp là điều kiện lý tưởng để sâu mọt sinh sôi nhanh chóng. Do đó, cách bảo quản gạo không bị mọt tốt nhất là ngay từ khi mới mua về, bạn cần để gạo ở những nơi khô thoáng, không đặt trực tiếp xuống nền đất, đặc biệt là không để gạo tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi không có điều kiện tốt để phát triển, sâu mọt sẽ không thể xâm nhập vào thùng gạo của bạn.
- Chọn đúng vật đựng
Sau khi sàng sảy sạch sẽ, bạn có thể đổ gạo vào thùng đựng đã được diệt khuẩn. Có rất nhiều loại thùng gạo được thiết kết nhỏ gọn, có thể đựng từ 10kg đến 40kg, rất tiện khi lấy gạo ra sử dụng.
Ngoài ra, do gạo có đặc tính khô, không chịu được nước nên để bảo quản gạo không bị mọt và mốc, mất chất dinh dưỡng, bạn nên đựng trong lọ bằng thủy tinh có nắp kín hoặc nắp bằng kim loại. Có thể dùng những loại hộp dự trữ thực phẩm chuyên dụng được thiết kế đặc biệt với chiếc vòng cao su xung quanh nắp nhằm đảm bảo độ kín hơi.
- Bảo quản gạo trong chai nhựa
Đây là cách bảo quản không chỉ tránh được mối mọt mà bụi bẩn lẫn các loại côn trùng khác đều không thể tấn công gạo, vừa vệ sinh vừa an toàn cho sức khỏe.
Cách làm rất đơn giản. Bạn chỉ việc dùng chai nhựa khô hoàn toàn để cho gạo vào. Vì nếu có nước đọng bên trong thì gạo sẽ bị ẩm mốc. Như vậy vi khuẩn sẽ càng sinh sôi và càng gây hại hơn. Sau khi đổ gạo đầy chai, bạn đậy thật chặt và mang đặt ở nơi khô ráo.
- Bảo quản gạo trong tủ lạnh
Nhiệt độ trong tủ lạnh được xem là điều kiện lý tưởng cho việc bảo quản gạo vì có thể tiêu diệt và ngăn ngừa mọt gạo hiệu quả.
Khi bạn cho gạo vào trong dụng cụ kín để bảo quản trong tủ lạnh, chất lượng gạo sẽ không bị biến đổi và gạo khó nhiễm các mùi khác.
- Bảo quản gạo bằng ớt
Ớt không chỉ được dùng để tăng thêm vị ngon cho các món ăn mà còn có tác dụng đuổi mối mọt trong gạo. Mùi cay nồng của ớt sẽ khiến mọt khó chịu mà bỏ đi. Bạn chỉ cần cắt đôi quả ớt, moi bỏ hạt rồi cho vào thùng gạo.
- Dùng rượu trắng trên 41 độ
Nhiều gia đình sử dụng thùng chuyên dụng đựng gạo. Nó tương đối kín nên không bị côn trùng bò vào. Tuy nhiên, nếu muốn gạo không bị sâu mọt xuất hiện, bạn có thể mua một chai rượu trắng có nồng độ cao (trên 41 độ), mở nắp rồi vùi chai vào thùng gạo, cho miệng chai lộ ra cao hơn mặt gạo rồi đậy nắp thùng lại, để nơi thoáng mát.
Rượu rất dễ bay hơi, cũng có tác dụng khử trùng, diệt côn trùng, giúp gạo không bị nấm mốc, mọt gạo không xuất hiện.
- Dùng hạt tiêu
Hạt tiêu là thuốc diệt nấm tự nhiên có mùi hắc, mọt gạo rất "ghét" mùi này. Bạn cần chuẩn bị một túi vải mỏng (hoặc khẩu trang 2 lớp cắt một đầu), cho hạt tiêu vào, cột lại và vùi vào 4 góc thùng gạo, để nơi thoáng mát và thông gió. Gạo sẽ không bị sâu mọt tấn công.
- Dùng tỏi
Trong tỏi có chất allicin, một loại “penicillin tự nhiên” có thể tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa nấm mốc phát triển. Tỏi có vị cay, mùi hắc và có tác dụng đuổi côn trùng rõ rệt.
Bạn hãy lấy một ít tỏi cho vào thùng gạo sau đó để nơi thoáng mát. Đây là mẹo bảo quản gạo không bị mọt hiệu quả.
- Lá trà
Phương pháp bảo quản bằng lá trà là một phương pháp đặc biệt truyền thống, vì trà có chứa một lượng lớn phenol, không chỉ có tác dụng ức chế sâu bọ sinh sôi trong gạo mà còn giúp gạo không bị hôi.Thông thường, 10 kg gạo có thể được bảo quản cùng với 10 gam lá trà xanh, cho vào túi gạc.
- Vỏ quýt khô
Sau khi ăn quýt hãy giữ lại vỏ, đem phơi khô từ 3-5 ngày để dùng làm nguyên liệu bảo quản gạo. Cứ 20 kg gạo cho 2-3 miếng vỏ quýt khô vào. Việc này không những có tác dụng đuổi sâu bọ trong nhà một cách hiệu quả mà còn ngăn không cho gạo bị mối mọt.
Các mẹo bảo quản gừng dưới đây giúp bạn có thể giữ được độ tươi ngon của loại gia vị này trong thời gian dài mà không lo hỏng.
Nguồn: [Link nguồn]