Cúng Táo Quân trước 23 tháng Chạp có được không và 4 kiêng kị khi làm lễ

Theo Chuyên gia phong thủy – Master Phùng Phương lưu ý, các gia chủ không nên xin tài lộc khi cúng Táo Quân. Vì sao lại thế?

Cúng Táo Quân trước 23 tháng Chạp được không?

Theo quan niệm xưa, 3 vị Táo Quân giúp cai quản mọi việc trong nhà, bảo vệ ngôi nhà tránh sự xâm nhập của năng lượng xấu, giữ bình yên cho gia đình. Hàng năm cứ 23 tháng Chạp là nhà nhà làm lễ cúng tiễn 3 vị Táo Quân lên chầu trời, nhằm báo cáo các việc trong nhà năm qua. Tới đêm giao thừa các Táo Quân mới trở về tiếp tục 1 năm coi sóc bếp lửa, bảo vệ gia đình.

Việc cúng Táo Quân thường đúng 23 tháng Chạp. Nhưng ngày nay nhiều gia đình bận việc, hoặc đi làm ăn xa, không thể cúng được đúng ngày. Vậy có thể cúng Táo Quân trước ngày 23 được không?

Theo chia sẻ của chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển (trong Nghi thức nghi lễ của Phùng Gia Fengshui), thời điểm tốt làm lễ cúng Táo Quân là vào giờ Ngọ, ngày 22 (trước 1 ngày), hoặc đúng 23 tháng Chạp. Nếu gia đình có những công việc không thể bỏ dở thì có thể thực hiện lễ cúng Táo Quân trước 1 tuần trở lại. Nhưng tốt nhất làm trong 3 ngày 21, 22 và 23 tháng Chạp.

Không thể cúng Táo Quân sau ngày 23 tháng Chạp – bởi là ngày quy định các Táo Quân lên chầu trời. Cúng sau ngày 23 là đã trễ giờ của các Táo. Vì vậy, dù bận mải công việc gia chủ vẫn phải sắp xếp để cúng đúng ngày, hoặc trước một vài ngày.

Chuyên gia phong thủy - Master Phùng Phương. Ảnh PTPP

Chuyên gia phong thủy - Master Phùng Phương. Ảnh PTPP

Cúng Táo Quân trước ngày 23 tháng Chạp nên lưu ý

Tuy có thể cúng Táo Quân sớm, nhưng cần có sự chuẩn bị đầy đủ như sau:

- Trước ngày cúng cần có sự chuẩn bị về nhà cửa, dọn dẹp gọn gàng, bao sái, tỉa chân nhang, dọn dẹp và tổng vệ sinh sau khi cúng.

- Cần thành tâm và có lời xin phép với Bề trên, xin thứ lỗi và thật thành tâm và có sự xin phép để luôn được may mắn, bình an.

- Dù cúng sớm trước ngày 23 nhưng các nghi lễ cúng Táo Quân vẫn cần chuẩn bị mâm cúng lễ đầy đủ để tỏ tấm lòng thành. Có thể cúng cơm chay, hoặc cơm mặn tùy tâm.

- Bên cạnh mâm cơm cúng cần có một số lễ vật khác như: trầu cau, hoa quả, tiền vàng, trà và đặc biệt là cá chép. Có thể mua 2 hoặc 3 con cá chép đẹp, khỏe cho vào chậu dâng lên cúng. Sau đó đem cá chép thả xuống sông, hồ sạch sẽ, không ô nhiễm. Cá chép được coi là để 3 vị Táo Quân cưỡi về trời.

- Gia chủ có thể gửi kèm lời chúc và ước mong cho một năm mới bình an, thịnh vượng, may mắn.

Mâm cúng Táo Quân chay hay mặn tùy điều kiện gia chủ. Ảnh internet.

Mâm cúng Táo Quân chay hay mặn tùy điều kiện gia chủ. Ảnh internet.

4 kiêng kị cần biết khi cúng Táo Quân

Theo Chuyên gia phong thủy – Master Phùng Phương lưu ý:

1. Không cúng Táo Quân quá sớm hoặc quá muộn

1 năm âm lịch mở đầu bằng Tết Nguyên đán và khép lại với lễ cúng Táo Quân vào 23 tháng Chạp. Lễ tục dân gian quan niệm, tới đêm 30 tháng Chạp, ông Táo sẽ trở về cùng gia đình vào những thời khắc đầu tiên của năm mới – là hệ thống lễ tết như một chu trình khép kín, Âm và Dương chuyển hóa cho nhau.

Cúng Táo Quân có ý nghĩa quan trọng, các gia đình vẫn nên cố gắng sắp xếp để tổ chức lễ cúng cho đúng ngày, đúng giờ.

Thực tế, khung giờ tốt nhất là vào giờ Ngọ (tức là từ 11 giờ đến 13 giờ trưa) của ngày 22, hoặc 23 tháng Chạp.

Tùy nhà mà tiến hành thời gian khác nhau, có thể là buổi sáng, hoặc buổi chiều. Muộn nhất là vào tối 23 tháng Chạp, và nên thành tâm xin phép cúng muộn.

- Cúng Táo quân hướng đến mong cầu gia đình luôn được may mắn, làm ăn tấn tới. Nghi thức này cũng được khuyến nghị không tiến hành quá sớm, không cúng trùng với ngày Rằm tháng Chạp.

- Thời điểm lý tưởng nhất ta có thể cúng Táo quân sẽ từ ngày 20 tháng Chạp (tức 20 đến 23 tháng Chạp hàng năm.

Tốt nhất nên cúng Táo Quân đúng ngày 23 tháng Chạp. Ảnh PTTN.

Tốt nhất nên cúng Táo Quân đúng ngày 23 tháng Chạp. Ảnh PTTN.

2. Tránh cúng tiền âm phủ, đốt quá nhiều vàng mã

Táo Quân là bậc thần tiên, không phải vong hồn người âm – do đó cúng Táo Quân không nên dâng và hóa tiền âm phủ.

Ngoài ra dịp này không nên bỏ tiền triệu mua vàng mã về đốt với mong ước dâng mâm cao cỗ đầy sẽ được ban nhiều phước lộc, bỏ qua những việc làm xấu trong năm, và phù hộ cho gia chủ cầu được ước thấy… Thực chất cúng tiền âm phủ dịp này gây lãng phí, ảnh hưởng xấu đến môi trường, còn phạm phải kiêng kị cần tránh.

3. Không nên xin tài lộc khi cúng Táo Quân

Táo Quân về trời nhằm báo cáo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong năm của gia chủ với Ngọc Hoàng (cả việc tốt lẫn việc xấu). Gia chủ chỉ nên thành tâm cúng lễ, hoan hỉ khép lại chuyện cũ, hướng tới những điều khởi sắc hơn vào năm mới.

4. Tránh phóng sinh cá chép sai cách

Cá chép cúng ngày 23 tháng Chạp được coi là phương tiện đưa 3 vị Táo Quân về trời. Vì vậy, tránh tùy tiện khi phóng sinh, gây các hệ lụy không hay.

- Thả cá chép nên chọn nơi nước sạch để cá có thể sống, tránh thả nơi xú uế, tù túng làm cá chết.

- Ngoài ra, cần lựa nơi gần mặt nước, tránh thả/ném cá từ trên cao xuống khiến cá dễ bị chết.

- Đặc biệt, tránh việc thả cả túi nilon đựng cá làm cá chết, còn gây hệ quả xấu về môi sinh.

* Bài viết chỉ có tính tham khảo.

Cá chép là lễ vật quan trọng không thể thiếu trong ngày cúng ông Công ông Táo. Tuy nhiên, để chọn mua được cá chép khỏe đẹp cũng cần có bí quyết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Hà - Phùng Phương ([Tên nguồn])
Tết Giáp Thìn 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN