Củ quả mọc mầm: Loại nào ăn được, loại nào nhất định phải bỏ đi ngay?
Thói quen tích trữ đồ ăn ngày Tết khiến một vài loại củ quả bắt đầu có dấu hiệu mọc mầm, chúng ta cần lưu ý để tránh ăn phải những loại củ mọc mầm chứa chất độc.
Những loại củ không nên ăn sau khi đã mọc mầm
1. Khoai tây
Khoai tây mọc mầm không ăn được là kiến thức thông thường ai cũng biết. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng, chỗ mọc mầm có thể cắt bỏ và những chỗ khác vẫn ăn được, đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Khoai tây mọc mầm tạo ra một chất độc có tên là solanine, hay còn được gọi là độc tố khoai tây. Chúng gây kích thích và ăn mòn niêm mạc của đường tiêu hóa, cũng như làm tê liệt hệ thống thần kinh trung ương, nặng hơn còn dẫn tới tử vong.
2. Khoai lang
Cũng giống như khoai tây, khoai lang không thể ăn được khi đã mọc mầm bởi mầm khoai lang mọc ra kèm theo nấm mốc. Khoai lang bị mốc sẽ sinh ra chất độc hại xeton, ăn vào rất có hại cho sức khỏe con người.
Những loại củ có thể ăn được dù đã mọc mầm
1. Gừng
Gừng là gia vị không thể thiếu khi nấu ăn và các bà nội trợ thường có thói quen mua tích trữ dùng dần. Gừng để lâu sẽ mọc mầm giống như các loại củ khác nhưng có thể ăn được. Các chất dinh dưỡng lúc này sẽ có cả ở mầm gừng nên chúng ta không cần lo lắng nếu thấy loại củ này mọc mầm.
2. Tỏi
Tỏi cũng là một loại gia vị phổ biến trong đời sống hằng ngày. Thực tế, mầm tỏi cũng có thể ăn được và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngược lại, chúng còn có giá trị dinh dưỡng và hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn. Tuy nhiên, sau khi tỏi mọc mầm, độ ẩm trong tỏi cũng sẽ giảm đi và ít cay hơn so với tỏi thông thường.
Nguồn: [Link nguồn]
Dân gian ví von "cua tối trời, ghẹ sáng trăng" để khuyên chúng ta lần sau muốn ăn cua ghẹ ngon thì phải chọn ngày.