Có nên cúng Rằm tháng Giêng 2023 chung với lễ đặc biệt đầu năm ít ai biết này?
Theo chuyên gia phong thủy, Lập Xuân 2023 năm nay trùng với ngày cận Rằm tháng Giêng. Nhiều người băn khoăn có nên cúng chung hai lễ này và đâu là giờ vàng để cúng Tết Lập Xuân?.
Giờ vàng cúng Tết Lập Xuân
Năm Quý Mão 2023 trong ngày Lập Xuân 04/02/2023 dương lịch (Thứ 7), từ 09h43 phút sẽ bước vào tiết Lập Xuân mở đầu vận khí năm mới. Điều đặc biệt năm nay, Lập Xuân lại trùng với ngày cận Rằm tháng Giêng (15/1 Âm lịch).
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà (Công ty Tư vấn và thiết kế phong thủy Song Hà) cho biết, lễ cúng Lập Xuân từ thời cổ mang tính chất đón chào một vận khí mới mở đầu cho 24 tiết khí của cả một năm cầu nguyện cho mưa thuận gió hoà, gia đạo hưng long, an ninh khang thái, nhân sự mạnh khoẻ, vụ mùa bội thu, thân tâm an lạc, gia hòa vạn sự hưng. Làm lễ cúng Rằm tháng Giêng cũng là cách để chào đón thần Phật một cách long trọng nhất.
Chính vì ngày 13/1 âm trùng ngày 3/2 năm 2023 dương lịch lại là ngày cuối cùng của tiết khí Đại Hàn là ngày Tứ Tuyệt Tứ Cùng nên chúng ta không nên tiến hành nghi lễ cúng Tết Nguyên Tiêu tức cúng Rằm sớm vào ngày này.
Nếu cúng kết hợp Tết Lập Xuân và Tết Nguyên tiêu thì có thể linh động cúng vào ngày 14/1 âm tức 4/2 dương hoặc cúng ngày 15/1 âm tức 5/2 dương đều được. Năm 2023 lập xuân vào ngày thứ 7, 4/2/2023, tức ngày 14 tháng Giêng nên các gia đình có thể kết hợp cúng cả Tết Lập Xuân và cúng cả Tết Nguyên Tiêu Rằm tháng Giêng luôn.
Ảnh minh họa
Trong ngày 14 tháng Giêng nên chọn các khung giờ: Giờ Mão (5 - 7 giờ ); Giờ Thìn (7 - 9 giờ); Giờ Mùi (13 - 15 giờ); Giờ Thân (15 - 17 giờ). Trong ngày 15/1/2023 âm lịch tức chủ nhật ngày 5/2/2023 dương lịch có thể cúng tết Lập Xuân kết hợp luôn cúng rằm tháng giêng Tết Nguyên Tiêu vào các giờ: Giờ Mão (5 - 7 giờ); Giờ Tỵ (9 - 11 giờ ); Giờ Mùi (13 - 15 giờ); Giờ Thân (15 - 17 giờ )
Đồ lễ cúng Lập Xuân
Theo chuyên gia Nguyễn Song Hà, khi cúng kết hợp phải rất lưu ý là tuần tự làm nghi thức cúng Lập Xuân trong nhà trước rồi ra cúng Lập Xuân ngoài trời ( có thể là ban công, lô gia, sân thượng, trước hiên nhà ), sau đó mới tiến hành cúng Rằm ở trong nhà.
Do đó ta chuẩn bị 2 mâm lễ gồm mâm lễ trong nhà và mâm lễ ngoài trời. Nếu cúng riêng độc lập lễ cúng Tết Lập Xuân thì phải cúng đúng ngày Lập Xuân chứ không cúng trước ngày hay cúng sau ngày.
* Đồ lễ cúng trong nhà
Mâm cỗ cúng trong nhà truyền thống gồm có các lễ vật: bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa, quả, nước hoặc rượu và vàng mã. Trên hương án có bình hương, hoặc hai ngọn nến. Nếu kết hợp cúng Rằm tháng Giêng Tết Nguyên Tiêu ta vẫn dùng nguyên mâm lễ này cúng Rằm, không phải thay đồ lễ.
* Mâm cỗ cúng Lập Xuân ngoài trời
Mâm ngũ quả; hương (nên là 3 cây nhang to); 12 đĩa hoa đại diên 12 tháng trong năm. Đèn/nến - 24 cây nến màu vàng hoặc màu đỏ (24 hũ nến sáp vàng hoặc đỏ) đại diện cho 24 Tiết Khí trong năm. Trầu cau, Muối gạo, Trà rượu, Quần áo mũ Thần Nông giấy, Lưỡi liềm (lưỡi hái) giấy; Thủ lợn luộc hoặc Gà trống luộc; Xôi; Bánh Chưng…
Nguồn: [Link nguồn]
Năm nay, ngày Tết Nguyên tiêu - rằm tháng Giêng nhằm vào Chủ nhật ngày 5/2 dương lịch, đúng vào dịp nghỉ cuối tuần nên rất thuận tiện cho các gia đình chuẩn bị chu đáo lễ...