Chuyên gia cảnh báo 3 loại thực phẩm không nên để trong tủ lạnh, dễ gây ngộ độc

Sự kiện: Mẹo vặt nấu ăn
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Có một số loại thực phẩm không thích hợp để bảo quản trong tủ lạnh, mọi người cần chú ý.

Theo các chuyên gia, việc bảo quản đồ ăn thừa từ bữa tối hôm trước trong tủ lạnh không phải lúc nào cũng an toàn. Một số loại thực phẩm nếu được giữ lạnh có thể gây ra ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Do đó, người tiêu dùng cần thận trọng khi quyết định lưu trữ thực phẩm thừa.

Theo Jhanvi Sanghvi, một chuyên gia dinh dưỡng và là người có ảnh hưởng trên mạng xã hội ở Ấn Độ, 3 loại thực phẩm sau không nên bảo quản trong tủ lạnh.

1. Hành tây

Chuyên gia cảnh báo 3 loại thực phẩm không nên để trong tủ lạnh, dễ gây ngộ độc - 1

Trong một bài chia sẻ trên Instagram thu hút sự chú ý của 11.000 người theo dõi, Sanghvi đã cảnh báo về việc bảo quản hành tây trong tủ lạnh. Theo cô, việc này có thể dẫn đến sự phát triển của nấm mốc. Sanghvi giải thích rằng, độ ẩm dư thừa trên hành tây tạo ra môi trường lý tưởng cho các bào tử nấm phát triển, nếu vô tình tiêu thụ, chúng có thể gây ra các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy.

Nấm mốc thường xuất hiện trên thực phẩm, có khả năng sản sinh ra mycotoxin - những hóa chất độc hại có thể gây bệnh cho con người. Chính vì lý do này, hành tây cần được bảo quản ở những nơi thoáng mát, tối và khô ráo, như trong tủ, theo lời khuyên của cô Sanghvi.

2. Tỏi

Chuyên gia cảnh báo 3 loại thực phẩm không nên để trong tủ lạnh, dễ gây ngộ độc - 2

Việc bảo quản tỏi trong tủ lạnh có thể gây ra những rủi ro không mong muốn. Sanghvi cho biết: "Khi được lưu trữ ở nhiệt độ lạnh, tỏi có thể mọc mầm và trở nên dai, dẫn đến việc mất đi hương vị vốn có. Điều này không chỉ làm cho tỏi có vị đắng mà còn có thể phát triển nấm mốc, gây hại cho sức khỏe".

3. Khoai tây

Ngoài tỏi, khoai tây cũng là một thực phẩm có thể trở nên nguy hiểm khi được bảo quản trong tủ lạnh. Theo các chuyên gia, việc bảo quản khoai tây ở nhiệt độ thấp sẽ khiến tinh bột trong củ khoai chuyển hóa thành đường, làm cho khoai tây có vị ngọt hơn và kết cấu trở nên sạn.

Chuyên gia cảnh báo 3 loại thực phẩm không nên để trong tủ lạnh, dễ gây ngộ độc - 3

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng, nếu nấu những củ khoai tây đã bị biến đổi này ở nhiệt độ cao, có thể tạo ra acrylamide - một hợp chất có khả năng gây hại cho sức khỏe.

Các nhà khoa học đã từng cảnh báo rằng, việc bảo quản khoai tây sống trong tủ lạnh có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Tuy nhiên, tính chính xác của thông tin này vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi. Trong nhiều thập kỷ qua, người ta cho rằng, việc lưu trữ rau củ ở nhiệt độ thấp có thể dẫn đến sự hình thành thêm đường, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các chuyên gia cho rằng, những loại đường này có thể biến thành acrylamide gây ung thư khi khoai tây được chiên, nướng hoặc nướng lò.

Vào năm 2023, Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm (FSA) của Mỹ đã cập nhật hướng dẫn về việc bảo quản khoai tây, cho phép người tiêu dùng giữ khoai tây "trong tủ lạnh hoặc ở nơi khô ráo, thoáng mát". Tuy nhiên, giáo sư Thomas Sanders tại Đại học King's College London đã đặt ra câu hỏi về cơ sở khoa học của giả thuyết liên quan đến nguy cơ ung thư từ việc bảo quản khoai tây.

Theo thông tin từ giáo sư Thomas Sanders, acrylamide là một hợp chất được hình thành khi thực phẩm được nấu ở nhiệt độ cao, đặc biệt là do phản ứng với axit amin asparagine. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra trong quá trình chiên ngập dầu và nướng. Để giảm thiểu sự hình thành acrylamide, người tiêu dùng có thể chần hoặc ngâm khoai tây trước khi chế biến. Đáng lưu ý, khoai tây được nấu bằng lò vi sóng, khoai tây nướng hoặc luộc sẽ không chứa acrylamide.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, chuyên gia dinh dưỡng Sanghvi đã chỉ ra rằng, việc dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh không chỉ khiến một số nguyên liệu trở thành độc hại mà một số thực phẩm khác cũng mất ngon. Cô đặc biệt nhấn mạnh rằng, chuối là một loại trái cây không nên để trong tủ lạnh. Theo cô, nhiệt độ lạnh có thể làm chuối chuyển sang màu nâu và bị nhũn, do quá trình chín tự nhiên của chúng bị gián đoạn.

Ngoài ra, gừng cũng là một thực phẩm tươi ngon hơn khi để bên ngoài tủ lạnh. Cô Sanghvi giải thích rằng, việc bảo quản gừng trong môi trường lạnh có thể khiến củ gừng bị khô, mất đi độ tươi và hương vị, từ đó làm giảm giá trị sử dụng của nó trong nấu ăn.

Đa số các bà nội trợ đều chọn bảo quản những thức ăn thừa trong tủ lạnh, đặc biệt vào mùa hè, nếu không cho vào tủ lạnh sẽ nhanh hỏng đồ ăn. Nhưng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Hạnh (Theo Dailymail) ([Tên nguồn])
Mẹo vặt nấu ăn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN