Chưa ăn tô mì Quảng chẳng khác nào chưa đến Quảng Nam

Chắc hẳn khi nhắc đến Quảng Nam, không ai không biết tô Mì Quảng thơm ngon được hầu hết thực khách khắp mọi miền tấm tắc khen. Và vì thế đây được xem là món ăn đặc sản phải thưởng thức khi đến Quảng Nam.

Chưa ăn tô mì Quảng chẳng khác nào chưa đến Quảng Nam - 1

Mì Quảng không giống phở Bắc, cũng chẳng giống bún bò Huế hay bún Ốc Hà Nội. Mì Quảng có nhìu loại khác nhau, nào là mì gà, mì tôm, mì thịt, mì trứng, mì bò, mì sứa, mì cá lóc… nhưng hương vị đặc trưng của nó thì không lẫn vào đâu được. Hòa quyện cùng cọng mì trắng ngà hay pha chút màu nghệ vàng ươm mềm mại là vị thanh ngọt và béo của nước hầm xương, mà người dân địa phương vẫn hay gọi là nước nhưng.

 Sợi mì thường có hai màu trắng và vàng nghệ (ảnh sưu tầm)

 Sợi mì thường có hai màu trắng và vàng nghệ (ảnh sưu tầm)

Sợi mì được làm từ bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2mm. Ðể làm mì, người ta dùng gạo ngon ngâm nước cho mềm, đem xay thành nước bột mịn, không đặc không lỏng, rồi đem tráng thành lá mì. Khi lá mì chín vớt ra đặt lên mâm cho nguội, dùng hành lá nhúng dầu phụng thoa sơ một lớp cho mì khỏi dính sau đó xắt thành sợi, được trộn thêm một số phụ gia cho đạt độ dòn, dai.

Theo kinh nghiệm của người xưa, ăn mì Quảng phải ăn kèm với nhiều rau sống mới ngon. Nhưng rau sống đúng kiểu mì Quảng phải được kết hợp từ 9 loại rau như: cải non mới nụ, xà lách tươi, húng, quế, giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống, rau răm, ngò rí với hành hoa thái nhỏ…trộn lẫn với chuối bắp sắt mỏng, tất cả trộn lẫn tạo nên mùi vị đậm đà khó quên Rau sống để ăn với mì Quảng thông thường là loại rau đắng, diếp cá, rau húng, rau quế, rau cải, hành, ngò… của vùng rau Trà Quế nổi tiếng nằm ở phía Ðông bắc phố cổ Hội An. Khi ăn mì Quảng phải kèm rau sống Trà Quế mới thật đúng vị. Chỉ có rau ở vùng này mới có nhiều mùi vị: cay, chát, ngọt, đắng… làm tăng thêm hương vị của tô mì Quảng.

Rau sống là thành phần không thể thiếu của món mì Quảng (ảnh minh họa)

Rau sống là thành phần không thể thiếu của món mì Quảng (ảnh minh họa)

Thông thường nước dùng (nước nhưng) rất ít. Về nước nhưng (nước chan ăn với mì) được làm bằng tôm, thịt heo, hoặc bằng thịt gà, có khi được làm bằng cá lóc, thịt bò… rất là đa dạng nhưng phổ biến hơn cả là tôm, thịt hay thịt gà. Nước nhưng mì không cần nhiều màu mè, không cần nhiều gia vị mà phải trong và có vị ngọt. Cái ngọt này đặc biệt khác với vị ngọt của nước phở nấu bằng xương bò, nước nhưng của bún hầm xương heo.

... rau thơm, ớt hiểm cay xè và bánh tráng mè nướng giòn.

... rau thơm, ớt hiểm cay xè và bánh tráng mè nướng giòn.

Vị ngọt của nước dùng kết hợp với vị tươi mát của rau xanh, độ mềm mại của sợi mì hòa cùng cái giòn thơm của đậu phụng rang, cái giòn của bành tráng càng nổi bật trên chút cay nồng của ớt sẽ làm tăng thêm ý vị cho món ăn đặc sản này. Nhìn tô mì bốc khói với những chú tôm tươi đỏ mọng, lòng đỏ trứng vàng ươm kết hợp với màu xanh tươi mát của rau sống và hành hoa quả thật thực khách không thể quên được nếu đã được thưởng thức qua.

Một tô mì Quảng đầy đủ sắc hương vị (ảnh minh họa)

Một tô mì Quảng đầy đủ sắc hương vị (ảnh minh họa)

Ngày nay, mì quảng dường như có mặt khắp mọi miền đất nước nhưng món ăn thật sự ngon khi được thưởng thức tại chính quê hương nơi món ăn được sinh ra. Hãy đến Quảng Nam một lần thưởng thức món ăn này để có thể cảm nhận được tấm lòng của người đầu bếp khi làm nên một tô mì mang nét đẹp quê hương.

Nguồn: Trung tâm Top Việt Nam - Vietkings

Nguồn: [Link nguồn]

Loại cá chỉ ngon khi vừa chín tới, nhúng lẩu thành món đặc sản số 1 Quảng Bình

Ẩm thực Quảng Bình nổi tiếng với những món ngon dân giã, trong đó Lẩu cá khoai được xem là đặc sản số một chinh phục...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PV ([Tên nguồn])
Top 100 Món Ăn Đặc Sản Việt Nam 2020-2021 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN