Chôm chôm vừa ngon, vừa bổ nhưng cực độc với những người sau

Chôm chôm là loại trái cây nhiệt đới, khá nóng nên người mắc những bệnh sau không nên ăn.

Chôm chôm vừa ngon, vừa bổ nhưng cực độc với những người sau - 1

Những lợi ích sức khỏe từ chôm chôm

Công dụng chữa bệnh

Quả chôm chôm, chủ yếu là quả xanh được dùng để chữa tiêu chảy và kiết lỵ. Lá chôm chôm dùng để giảm đau đầu. Vỏ quả phơi khô được sử dụng trong y học cổ truyền. Nước sắc vỏ cây được dùng chữa tưa miệng (nhiễm trùng nấm men). Nước sắc rễ cây dùng hạ sốt. Hạt, vỏ và thịt quả được sử dụng để giảm cholesterol. Quả và và hạt làm giảm đái tháo đường và tăng huyết áp. Vỏ cây cũng được sử dụng để chữa các bệnh về lưỡi

Công dụng thực phẩm

Quả chôm chôm có thể được ăn tươi hoặc đóng hộp. Quả cây là một thành phần chính trong món salad trái cây, nước ép và thạch. Hạt chôm chôm rang và chiên được dùng như một món đồ ăn vặt. Dầu hạt chôm chôm được sử dụng làm dầu ăn.

Công dụng làm đẹp

Lá chôm chôm có tác dụng giúp tóc khô xơ trở nên bóng mượt. Hạt chôm chôm giúp chữa sạm da. Chất béo từ hạt chôm chôm được sử dụng thay thế bơ ca cao.

Công dụng khác

Hạt chôm chôm, đặc biệt là chất béo của hạt được dùng làm nến và xà phòng. Chồi non của chôm chôm được dùng để nhuộm (xanh và vàng). Vỏ quả được sử dụng để nhuộm tơ lụa.

Chôm chôm vừa ngon, vừa bổ nhưng cực độc với những người sau - 2

Những tác hại khi ăn nhiều chôm chôm

Cũng giống như rất nhiều các loại trái cây khác, ăn chôm chôm với số lượng nhiều bạn sẽ phải đối mặt với những tác dụng phụ không mong muốn, đó là:

Tăng huyết áp

Khi để chôm chôm quá chín hàm lượng đường có thể biến thành rượu và điều này sẽ không tốt cho những người đang cố gắng giảm huyết áp và cholesterol.

Do đó, nếu bạn đang có vấn đề huyết áp hay cholesterol, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn ăn chôm chôm.

Bệnh tiểu đường

Ăn quá nhiều chôm chôm sẽ khiến bạn phải đối mặt với bệnh tiểu đường. Chôm chôm chín chứa khá nhiều đường fructose và nó có thể làm tăng lượng đường trong máu, đặc biệt là ở những người bị tiểu đường tuýp 2 hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Chôm chôm vừa ngon, vừa bổ nhưng cực độc với những người sau - 3

Những người không nên ăn chôm chôm

Không chỉ tiềm ẩn những nguy cơ có hại cho sức khỏe, một số người cũng được khuyến cáo hạn chế hoặc không nên ăn chôm chôm để không phải sinh thêm bệnh:

Người bị đầy bụng, khó tiêu

Những người bị đầy bụng khó tiêu nên hạn chế hoặc không nên ăn chôm chôm vì nó có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Người nóng trong, hay “bốc hỏa”

Lượng đường trong quả chôm chôm nếu được cơ thể tiếp nạp quá nhiều sẽ gây ra tình trạng nóng trong người. Do đó, loại quả này sẽ không phù hợp cho những người có thể trạng nhiệt, thường hay “bốc hỏa”, vì sẽ khiến cơ thể thêm bức bối, khó chịu và sinh bệnh.

Người bị tiểu đường

Chôm chôm không thích hợp cho những người đang bị bệnh tiểu đường, bởi nó có thể khiến lượng đường huyết tăng cao.

Người bị nhiệt miệng, mụn nhọt, rôm sảy

Vì chôm chôm chứa nhiều đường nên sẽ dễ “sinh” nhiệt cho cơ thể, từ đó kích thích nổi mụn nhọt, rôm sảy.

Người béo phì

Những người đang béo phì hoặc muốn giảm cân thường sẽ phải tránh những loại thực phẩm chứa nhiều đường và chôm chôm là một trong những loại trái cây mà bạn cần phải tránh.

Lưu ý:

Dù không thuộc nhóm trên bạn cũng nên cẩn trọng khi ăn chôm chôm. Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 400 - 500g và cần hạn chế ăn nhiều chôm chôm vào ngày nắng nóng.

Bà bầu cũng nên cẩn trọng khi ăn chôm chôm vì đây là loại quả nóng, tránh ăn những quả chôm chôm quá chín vì có chứa nồng độ cồn cao, sẽ không an toàn cho mẹ và bé.

Hạt chôm chôm có độc tính. Một số người rất thích ăn hạt chôm chôm vì mùi vị của nó khá giống với hạt hướng dương. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng trong hạt chôm chôm có chứa một số chất độc hại, do đó thay vì ăn sống bạn nên luộc hoặc nấu chín loại hạt này để làm giảm độc tính bên trong.

Mùa hè uống nước ép hoa quả thích mê, nhưng có những loại quả kỵ nhau tuyệt đối không ép chung

Nhiều người thường có thói quen kết hợp các loại hoa quả để tạo nên 1 ly nước ép hay sinh tố thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên một số loại trái cây không thể kết hợp chung...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Huyền (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN