Cho ăn gan là hại con, liệu có đúng?

Sự kiện: Món ngon mỗi ngày

Mọi người vẫn truyền nhau câu nói “thương con cho ăn tiết, giết con cho ăn gan” và coi gan là món ăn cấm kỵ với cả người lớn và trẻ em, thực tế đây lại là quan niệm rất sai lầm.

Sự thật về gan động vật

Các bà nội trợ tin rằng gan là cơ quan thải độc của cơ thể cho nên tin rằng nó tồn dư nhiều chất độc hại. Tuy nhiên trao với Pháp Luật TP. HCM, BS CK I Trần Thị Minh Nguyệt- Viện dinh dưỡng NutiFood cho hay thực chất gan rất nhiều chất dinh dưỡng, như chất đạm, chất béo, đặc biệt chứa nhiều sắt và vitamin A.  Nhưng trong điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay thì chúng ta không dám chắc được chất lượng của thực phẩm. Gan là nhà máy xử lý tất cả nguồn thực phẩm đưa vào, là nơi thải các chất độc ra nhưng không phải lúc nào nó cũng là nơi lưu giữ những độc tố. Nếu gan của các loại động vật ăn nguồn thực phẩm không đảm bảo an toàn hoặc nhiễm bệnh thì có thể gây tồn dư các chất có hại trong gan. Mặt khác, nếu đảm bảo được nguồn gốc của động vật và thức ăn để nuôi dưỡng con vật đó thật sự an toàn thì chúng ta có thể an tâm về chất lượng gan của động vật.

Cho ăn gan là hại con, liệu có đúng? - 1

Gan có rất nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Do đó để phát huy hết được tác dụng của gan, khi mua phải biết lựa chọn miếng gan sao cho an toàn.

Khi mua, cần quan sát màu sắc của gan phải đỏ tươi, đặc biệt bề mặt phải nhẵn, có tính đàn hồi, không có những nốt sần sùi lên, không có mùi lạ. Khi chế biến, cần sơ chế kỹ, nấu chín kỹ tránh việc nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn trong gan bị nhiễm. Tốt nhất nên mua các loại phủ tạng có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch”.

Ăn gan đúng cách

Dù giá trị dinh dưỡng cao nhưng BS Nguyệt khuyên: không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này, đặc biệt là cho trẻ. Vì nếu sử dụng quá nhiều sẽ không đảm bảo được tính đa dạng dinh dưỡng trong một bữa ăn.

Theo khuyến cáo mỗi tuần chỉ nên ăn nhiều nhất 2-3 lần, mỗi lần từ 50-70 g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30-50 g/bữa. Ngoài ra vì hàm lượng cholesterol trong phủ tạng rất cao, cao nhất là trong óc, gan. Do đó với với người cao huyết áp, người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, người bị tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, bệnh thận, người thừa cân béo phì… nên hạn chế ăn gan nói riêng và nội tạng động vật nói chúng, cũng như có chế độ ăn khoa học để bảo vệ sức khỏe.

8 sai lầm tai hại khi chế biến thịt gà khiến bạn rước bệnh vào thân

Các món ăn làm từ thịt gà rất đa dạng và hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chế biến đúng cách để đảm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Hà (Pháp luật TP.HCM)
Món ngon mỗi ngày Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN