Chiêm ngưỡng loạt ảnh mâm cúng Tết Đoan Ngọ đẹp hút hồn của các mẹ đảm, nhìn mà không nỡ ăn
Vào mỗi dịp 5/5 hàng năm, người dân thường làm mâm cúng Tết Đoan Ngọ dâng lên tổ tiên để thể hiện lòng thành, cầu mong một vụ mùa bội thu, có nhiều sức khỏe và gặp may mắn.
Tết Đoan NgọTết Đoan Ngọ là gì?
Tết Đoan Ngọ (Tết diệt sâu bọ, Tết Đoan Dương…) được diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Việc chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ luôn được nhiều bà nội trợ chăm chút.
Theo truyền thống của người Việt, Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ quan trọng mang ý nghĩa tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng, với mong muốn diệt trừ sâu bọ, xua đuổi bệnh tật, đón nhận may mắn, cầu mong sức khỏe an lành và cuộc sống ấm no, đủ đầy.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm vải, mận, rượu nếp, cơm rượu nếp, bánh gio (bánh ú tro, bánh tro)...Ảnh: Thu Hương
Tết Đoan Ngọ 2023 rơi vào ngày thứ Năm, ngày 22/6 dương lịch.
Đoan Ngọ nghĩa là bắt đầu giữa trưa (đoan: mở đầu, ngọ: giữa trưa). Bởi vậy, lễ cúng diễn ra vào giờ Ngọ, từ 11h đến 13h.
Theo truyền thống, người dân thường làm mâm cúng Tết Đoan Ngọ dâng lên tổ tiên để thể hiện lòng thành, cầu mong một vụ mùa bội thu, có nhiều sức khỏe và gặp may mắn.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm: Vải, mận, rượu nếp, cơm rượu nếp, bánh gio (bánh ú tro, bánh tro)... Ngoài ra, theo phong tục của từng vùng miền, mâm cúng còn có thêm các lễ vật khác, đặc trưng.
Tết Đoan Ngọ các vùng miền có gì?
Đầu tiên, mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc gồm: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, các loại hoa quả như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối… Bánh tro (Bánh tro làm từ gạo nếp đã được ngâm trong nước tro, gói trong lá chuối. Đây là loại bánh dễ ăn, dễ tiêu, ngon hơn khi ăn cùng với đường hoặc mật), bánh ú, xôi, chè.
Cơm rượu nếp là món đặc trưng của người miền Bắc trong dịp này, thường gồm cả nếp cẩm và nếp cái hoa vàng.
Cơm rượu nếp là món đặc trưng của người miền Bắc trong dịp cúng Tết Đoan Ngọ. Ảnh Thu Hương
Tiếp theo, mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung gồm: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, các loại hoa quả như vải, mận…, bánh tro, bánh ú, chè kê là món ăn đặc biệt quen thuộc với những ai gốc Huế.
Bên cạnh đó, người miền Trung thường thêm món thịt vịt vào mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm xưa, thịt vịt mát, và có tác dụng giải nhiệt rất tốt, ăn vào sẽ mát cả năm và đây cũng được cho là món ăn có khả năng bổ máu, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và thanh lọc cơ thể.
Cơm rượu miền Trung được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Cơm rượu miền Trung có dạng miếng nhỏ vuông vức.
Cuối cùng, mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam gồm: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, các loại hoa quả như vải, mận, chôm chôm,…
Ở các tỉnh miền Nam, cơm rượu không để rời mà được viên thành những viên tròn trước khi ủ. Rượu dậy mùi, người ta thường thêm nước đường vào.
Ngoài ra còn có, Bánh bá trạng tương tự bánh tro nhưng to hơn một chút, bánh làm từ gạo nếp và được nhồi nhiều loại nhân sau đó gói trong lá rồi nấu chín bằng cách luộc hoặc hấp.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ
Dưới đây là một số mâm cúng Tết Đoan Ngọ đẹp, đầy đủ, hấp dẫn đang được hội chị em chia sẻ rần rần trên mạng xã hội.
Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) hay còn gọi là Tết Đoan Dương, Tết giết sâu bọ. Ảnh: Thu Hương
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc gồm: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, các loại hoa quả như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối, bánh tro...
Tết Đoan Ngọ 2023 rơi vào ngày thứ Năm, ngày 22/6 dương lịch.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ đơn giản, bắt mắt.
Món cái rượu không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.
Theo truyền thống, người dân thường làm mâm cúng Tết Đoan Ngọ dâng lên tổ tiên để thể hiện lòng thành, cầu mong một vụ mùa bội thu, có nhiều sức khỏe và gặp may mắn.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ với những thức đồ truyền thống.
Ngày nay mâm cỗ ngày 5/5 có những thay đổi tùy vào điều kiện của mỗi gia đình.
Vải, mận là những loại quả không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Nguyễn Phương Liên
Món cái rượu được làm từ gạo nếp thơm ngon, hấp dẫn. Ảnh: Ngọc Phương
Tết Đoan Ngọ trước là tưởng nhớ tổ tiên cầu mong mùa màng bội thu không bị sâu bọ phá hoại, sau là ước mong chữa bệnh, cầu sức khoẻ. Ảnh: Kim JinHua
Mâm cỗ cúng 5/5 đơn giản mà đầy đủ. Ảnh: Việt Hà
Thêm một mâm cỗ cúng bắt mắt trong dịp Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Tô Quỳnh Trang
Đoan có nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h. Ảnh: Thanh Hoan
Tết Đoan Ngọ nên được tiến hành vào giờ chính Ngọ tức là từ 11 giờ đến 13 giờ chiều ngày 5/5 Âm lịch. Ảnh: Misu
Tết Đoan Ngọ thường đến sau vụ mùa. Vì thế mà mâm lễ cúng Tết diệt sâu bọ tương đối phong phú với nhiều loại nông sản. Ảnh: Vĩnh Quyên
Tùy theo phong tục, tập quán của từng vùng miền mà đồ cúng lễ có những món khác nhau. Ảnh: Nguyễn Thơ Thơ
Cơm rượu nếp là món đặc trưng của người miền Bắc trong dịp này, thường gồm cả nếp cẩm và nếp cái hoa vàng. Ảnh: Vũ Thanh Hoan
Bánh tro là loại bánh dễ ăn, dễ tiêu, ngon hơn khi ăn cùng với đường hoặc mật), bánh ú, xôi, chè. Ảnh: Loan Trần
Tết Đoan Ngọ trở thành một lễ Tết truyền thống không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Ảnh: Bùi Thảo Trang
Mâm cỗ Tết Đoan Ngọ của người Hà Nội là sự tổng hòa của sắc hương và vị với cơm rượu nếp, bánh gio chấm mật, mận hậu, quả vải thiều, cốm làng Vòng xen kẽ trầu têm cánh phượng cầu kỳ, hoa cau trẩy thơm ngát, hoa sen hồng thắm tạo nên bức tranh đồng quê nhiều màu sắc.
Nguồn: [Link nguồn]
Mâm lễ Tết Đoan ngọ ngoài vật phẩm dâng cúng cổ truyền, còn có những lưu ý quan trọng không phải ai cũng biết như không cúng vượt quá giờ Ngọ và không phạm kị những điều...