Chè đậu đỏ trong Lễ thất tịch ở Trung Quốc không phải là món 'thoát ế'

Mấy năm gần đây, giới trẻ có trend "ăn chè đậu đỏ để thoát FA" vào ngày Lễ thất tịch, tuy nhiên món chè đậu đỏ không phải là món duy nhất được ăn trong dịp này để mang lại may mắn.

Nguồn gốc Lễ thất tịch ở Trung Quốc

Theo trang chinahighlights cho biết, Lễ hội Qixi còn được gọi là Lễ thất tịch hoặc Ngày lễ tình nhân của Trung Quốc, là một lễ hội lãng mạn truyền thống của Trung Quốc trong hơn 2.000 năm. Năm 2023, Lễ thất tịch rơi vào ngày 22 tháng 8 (thứ Ba).

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lễ hội Qixi được tổ chức để tưởng nhớ câu chuyện tình yêu giữa chàng chăn bò, Ngưu Lang và Chức Nữ. Truyền thuyết kể rằng ở một cõi tiên giới, Ngưu Lang và Chức Nữ, vốn là một vị thần và một nữ thần, đã yêu nhau say đắm. Tuy nhiên, luật trời đã ngăn cấm sự kết hợp của họ. Chức Nữ vốn là cháu gái của Thái hậu bị trừng phạt bằng cách buộc phải dệt những đám mây đẹp như công việc hàng ngày.

Ngưu Lang được gửi xuống hạ giới, trở thành một nông dân, Ngưu Lang chịu đựng sự ngược đãi từ anh trai và chị dâu của mình. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của một vị thần gia súc đã bị giáng chức, Ngưu Lang và Chức Nữ cuối cùng đã đoàn tụ, kết hôn dưới hạ giới rồi sinh một con trai và một con gái.

Khi phát hiện ra bí mật của họ, Thái hậu tức giận đã đưa Chức Nữ trở lại thiên đình và ngăn cách cặp đôi bằng một dòng sông sao (Dải Ngân hà), nhưng cho phép những con chim ác tạo thành một cây cầu để họ gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày mùng bảy tháng bảy âm lịch. Cuộc gặp gỡ hàng năm của họ vào ngày Lễ hội Qixi là minh chứng cho tình yêu bền vững của họ.

Lễ hội Qixi trong truyền thống của Trung Quốc

Lễ hội đã được tổ chức từ thời nhà Hán (206 trước Công nguyên – 220 sau Công nguyên). Nhiều phong tục truyền thống cũng mai một dần nhưng một số phong tục sau đây được thực hành ở các vùng nông thôn Trung Quốc:

Kỹ năng luồn chỉ là phong tục phổ biến nhất để phụ nữ thể hiện trong buổi tối của Lễ hội Qixi. Truyền thống lâu đời này được thực hiện bằng kỹ năng xâu kim nhanh chóng dưới ánh trăng. Nếu ai luồn được bảy lỗ kim mà không bị sượng thì được coi là người có bàn tay khéo léo.

Các cô gái trong trang phục hanfu cùng nhau làm đồ thủ công trong Lễ hội Qixi ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 27 tháng 8 năm 2017. Ảnh VCG

Các cô gái trong trang phục hanfu cùng nhau làm đồ thủ công trong Lễ hội Qixi ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 27 tháng 8 năm 2017. Ảnh VCG

Thờ Tiên thợ dệt Chức Nữ có một bàn lễ vật: trà, rượu, trái cây, nhãn, chà là đỏ, quả phỉ, đậu phộng và hạt dưa. Vào buổi tối, những người phụ nữ trẻ ngồi quanh bàn, bày biện những món đồ may vá của họ, nhìn tập trung, chăm chú vào ngôi sao Vega và cầu nguyện có một người chồng tốt và một cuộc sống hạnh phúc. Sau đó, họ sẽ chơi trò chơi hoặc đọc thơ cho đến nửa đêm.

Treo hoa trên sừng bò: Trẻ em hái những bó hoa dại treo lên sừng bò để tỏ lòng thành kính với con bò huyền thoại.

Những món ăn trong Lễ thất tịch ngoài món chè đậu đỏ

Trong Lễ hội Qixi, mọi người thưởng thức nhiều món ăn ngon có ý nghĩa đặc biệt như "dưa hoa". Các phụ nữ trẻ tỉa khắc những bông hoa kỳ lạ, động vật và những loài chim khác thường, thường là trên vỏ quả dưa. Một số món tráng miệng ngọt cũng rất phổ biến. Dưới đây là một số món chủ đạo được coi là có ý nghĩa trong Lễ thất tịch:

Bánh Qiaoguo

Bánh qiaoguo.

Bánh qiaoguo.

Mọi người thường làm và tặng nhau qiaoguo (bánh xảo quả), là những chiếc bánh mỏng, chiên với nhiều hình dạng khác nhau. Qiaoguo được dịch là "quả kỹ năng", ám chỉ các kỹ năng chế tạo dệt của Chức Nữ. Được làm từ dầu, bột mì và đường, món ngọt này được trang trí những hình dạng và hoa văn đẹp mắt.

Bánh bao

Bánh bao có nhân đồng xu.

Bánh bao có nhân đồng xu.

Theo truyền thống, bánh bao trong Lễ hội Qixi có nhân bằng quả chà là đỏ, nhãn, đặc biệt có cả nhân là đồng tiền xu, mỗi món tượng trưng cho một lời chúc khác nhau. Ví dụ, những cô gái ăn bánh bao bằng đồng xu sẽ có tài văn chương còn những người ăn bánh bao chà là đỏ và bánh bao nhãn được cho là sẽ có tình yêu và tận hưởng hôn nhân hạnh phúc.

Thịt gà

Món thịt gà được ăn trong ngày Lễ thất tịch.

Món thịt gà được ăn trong ngày Lễ thất tịch.

Vì Ngưu Lang và Chức Nữ chỉ gặp nhau mỗi năm một lần nên thời gian họ ở bên nhau đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, nếu chú gà trống không cất tiếng gọi chào ngày mới, liệu khoảng thời gian giữa Ngưu Lang và Chức Nữ có thực sự kết thúc? Đây là lý do tại sao thịt gà được coi là một món ăn lãng mạn trong ngày này. Truyền thuyết nói rằng nếu con gà trống bị giết trong ngày thất tịch thì Ngưu Lang và Chức Nữ sẽ không bao giờ phải chia tay nữa.

Giang mí tiêu

Bánh que gạo nếp chiên giòn.

Bánh que gạo nếp chiên giòn.

Jiang mi tiao (Giang mí tiêu) là những que gạo nếp được chiên giòn và rắc đường. Có nguồn gốc từ Nam Kinh, những món ăn vặt này đặc biệt phổ biến vào những năm 80 và 90. Nhưng giờ đây, loại bánh gạo này thường được dùng để thể hiện những lời chúc ngọt ngào trong Lễ thất tịch.

Món tráng miệng đậu đỏ

Chè đậu đỏ.

Chè đậu đỏ.

Một nhà thơ thời Đường tên là Wei Wang từng tuyên bố đậu đỏ là loại đậu của tình yêu, khiến chúng trở thành một nguyên liệu phổ biến để ăn trong Lễ hội Qixi. Một món tráng miệng đậu đỏ phổ biến mà bạn có thể ăn trong Lễ thất tịch là shuangpi nai còn được gọi là bánh pudding sữa hai lớp. Ngọt ngào, béo ngậy, món tráng miệng kiểu panna cotta kiểu Quảng Đông này rất dễ làm và là món ăn hoàn hảo để cặp đôi thưởng thức trong buổi tối hẹn hò.

Nguồn: [Link nguồn]

Tháng 7 âm nói về quả thị vàng và giá trị phong thủy của cây thị ít người biết

Tháng 7 âm vẫn đang mùa thị, thứ hương thơm quyến rũ đặc biệt của nó khiến nhiều người yêu thích, thậm chí ngơ ngẩn nhớ khi hết mùa. Nhưng ít người biết về các giá trị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN