Canh chân giò hầm thuốc bắc và ngũ vị cực tốt cho người dễ mắc cảm lạnh đầu đông và đẹp da, mát gan, bổ thận

Sự kiện: Món canh ngon

Thời tiết Hà Nội với sự chênh lệch nhiệt độ lớn như hiện nay khiến tình trạng mắc các bệnh cảm lạnh, cảm cúm gia tăng. Món canh chân giò hầm thuốc bắc bổ dưỡng cho gia đình giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Canh chân giò hẩm thuốc bắc – Món ăn cực bổ dưỡng

Trong y học, canh chân giò hầm thuốc bắc là món ăn cực tốt cho sức khoẻ. Người ta ước tính rằng cứ trong 100g chân giò sẽ có chứa 15,8g protit; 26,3g mỡ và 1,7g chất tổng hợp. Cùng với hàm lượng collagen có trong chân giò heo, khi ăn món ăn này chị em phụ nữ sở hữu làn da mịn màng, tươi trẻ hơn mỗi ngày. Hơn thế chân giò heo còn có tác dụng giúp hồi phục sức khỏe, phòng ngừa được một số bệnh tật vào mùa lạnh, tăng cường hệ miễn dịch và giúp lợi sữa cho phụ nữ sau khi sinh. Bên cạnh đó với một số công thức nấu ăn, chân giò heo còn giúp giảm cân, bồi bổ thận, mát gan.

Chân giò hầm thuốc bắc

Chân giò hầm thuốc bắc

Đặc biệt, trong mùa thời tiết thay đổi thất thường, món canh chân giò hầm thuốc bắc và ngũ vị mang lại công dụng hữu hiệu, giúp giải cảm. Nước hầm canh chân giò giúp hỗ trợ làm tan nhanh các chỗ bị sung huyết, phù nề, làm loãng dịch tiết và giảm tình trạng nghẹt mũi. Đồng thời, món ăn này còn có hiệu quả làm suy giảm triệu chứng do cúm hay cảm lạnh gây ra, làm loãng và đánh tan các chỗ ngăn nghẹt mũi, họng do đờm dịch chứa lại ở hệ hô hấp, từ đó giải cảm hiệu quả.

Món ăn bổ dưỡng này từ lâu cũng đã được các bậc vua chúa, gia đình quyền quý xưa thường xuyên sử dụng như một thứ dược vị, món ăn cao sang với công dụng hữu hiệu cho cơ thể. Với nguyên liệu dễ tìm, cách chế biến đơn giản, bạn có thể làm ngay tại nhà cho gia đình cùng thưởng thức.

Công thức làm canh chân giò hầm thuốc bắc thơm ngon, hấp dẫn

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

• Chân giò heo (lựa chân trước sẽ ngon hơn, không quá nhiều nạc ăn ngán)

• Hành tây: 1/2~1 củ tùy to nhỏ.

• Gừng: cỡ 1 lóng tay cái.

• Nấm hương khô: 70gr, hạt sen

• 1 gói thuốc bắc hầm canh.

• Xì dầu/nước tương: 3 thìa (em dùng loại càng cua Nhất Phẩm Tiên)

• Muối/bột canh.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cách làm canh chân giò hầm thuốc bắc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Nấm hương và hạt sen rửa nhanh cho sạch bụi bẩn, ngâm nước ấm. Sau khi nấm nở và hạt sen mềm hơn thì chắt lấy nước ngâm giữ lại. Đối với nấm cần rửa lại, rửa kĩ mặt dưới vì dễ đọng cát. Cắt chân nấm để riêng. Đặt tai nấm vào lòng bàn tay, dùng lòng bàn tay còn lại ấn mạnh để ra hết nước. Nếu tai nấm to có thể cắt đôi vừa ăn.

Gói gia vị thuốc bắc rửa sơ với nước lạnh cho sạch bụi bẩn. Để phần nước dùng ngọt thanh và có mùi thơm nhẹ nên cho thêm kỷ tử và táo đỏ.

Canh thơm ngon, hấp dẫn

Canh thơm ngon, hấp dẫn

Hành tây rửa sạch. Củ nhỏ có thể dùng cả củ, hoặc nếu củ to thì dùng 1/2 củ. Gừng rửa sạch, đập nhẹ (không đập quá mạnh lát nữa xác gừng sẽ bị rã khó vớt).

Chân giò rửa sạch với xíu muối hoặc rượu trắng để khử mùi hôi. Cho chân giò vào nồi ngập nước rồi đun sôi. Nước sôi bùng khoảng 3 phút thì trút ra rửa sạch, để ráo (hoặc dùng giấy bếp thấm khô nước).

Chân giò sau khi đã ráo nước, trút xì dầu/nước tương + thêm chút muối/bột canh xoa đều lên phần da. Có thể dùng bao tay để xoa cho đều. Để 30p cho ngấm, thỉnh thoảng múc lại xì dầu rưới lên cho thấm màu. Lưu ý: Không nên dùng nhiều xì dầu/nước tương quá sẽ bị nồng mùi. Lượng muối/bột canh áng chừng theo chân giò to hay nhỏ.

Bước 2: Thực hiện nấu canh chân giò hầm thuốc bắc

Bật nóng chảo (nên dùng chảo chống dính) ở lửa vừa, áp phần da chân giò cho ráo và săn da đều các mặt. Áp chảo như vậy thì sau khi hầm phần da sẽ không bị bở bung, mềm và có độ đàn hồi.

Bát canh bổ dưỡng giúp giải cảm mùa đông

Bát canh bổ dưỡng giúp giải cảm mùa đông

Sau khi áp chảo chân giò thì cho vào nồi áp suất, cho nước ngâm nấm, chân nấm hương, hạt sen, hành tây, gừng, các vị thuốc bắc, chút xíu muối vào hầm cùng. Nước chỉ nên để săm sắp mặt thịt, không nên cho nhiều. Canh sau khi nấu sẽ rất ngọt vì vậy không nên cho nhiều muối quá.

Tùy loại nồi và trọng lượng chân giò mà thời gian hầm sẽ khác nhau, các chị em nên điều chỉnh cho phù hợp theo khẩu vị của gia đình mình. Chân giò dùng khoảng 1.3kg, nếu sử dụng nồi áp suất thường đun bếp gas và muốn ăn hầm mềm hẳn nên thời gian hầm kể từ lúc sôi là 1h10p.

Sau khi hầm và xả van hơi xong thì vớt hành tây và gừng ra, hớt bớt phần mỡ trên mặt. Cho phần tai nấm hương vào, đun sôi chừng 2p thì tắt bếp. Canh có mỡ nên nóng lâu, vì vậy không nên đun nấm lâu quá sẽ bị nhũn.

Bước 3: Thưởng thức món ăn

Phần thịt chân giò khi gỡ ra có thể để nguội, cho vào tủ lạnh khoảng 30 phút cho dễ thái hơn. Canh khi uống nóng sẽ làm ấm cơ thể, các phần thuốc bắc bở rục ăn cùng rất hấp dẫn.

Món ăn bồi bổ sức khoẻ cho cả gia đình

Món ăn bồi bổ sức khoẻ cho cả gia đình

Cùng lưu ngay công thức để chuẩn bị cho gia đình trong những ngày cận kề đông sắp tới.

Cách làm chân giò chiên giòn rụm, hấp dẫn

Chân giò chiên thơm nức, phần da giòn rụm bên ngoài, thịt bên trong lại mềm mọng, chấm cùng nước xốt đậm đà sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn ngày cuối tuần.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Trang ([Tên nguồn])
Món canh ngon Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN