Cách phân biệt giá đỗ 'sạch' và ngâm hóa chất

Sự kiện: An toàn thực phẩm
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Giá được ủ tự nhiên có bộ rễ dài, thân mềm và dai, trong khi giá ngâm hóa chất thường mập mạp, dễ gãy.

Hôm 26/12, qua kiểm tra 6 cơ sở ở TP Buôn Ma Thuột, cảnh sát đã phát hiện 20.357 kg giá đỗ bị ngâm chất cấm 6- Benzylaminopurine (ăn vào lượng lớn có thể gây tử vong), theo VnExpress. Trung bình mỗi ngày, các cơ sở đã bán ra khoảng 8-10 tấn giá đỗ độc hại ra ngoài thị trường trong năm nay.

Theo cảnh sát, chất cấm này nếu đưa vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe; hít hoặc tiếp xúc qua da lâu dài có thể làm thai nhẹ ký, não úng thủy và các dị tật bẩm sinh; ăn vào lượng lớn có thể gây tử vong. Tuy nhiên, các cơ sở này vẫn thường xuyên dùng hoạt chất 6 - Benzylaminopurine để pha vào nước ngâm ủ làm giá đỗ, giúp rễ ngắn, thân to, mập, tăng trọng lượng và có hình thức đẹp.

Để đảm bảo sức khỏe, sự an toàn của bạn khi tiêu thụ loại rau này, dưới đây là các cách phân biệt giá đỗ "sạch" và ngâm hóa chất.

1. Quấn giá đỗ quanh ngón tay

Hình minh họa giá đỗ an toàn với phần rễ dài. Ảnh: Pinterest

Hình minh họa giá đỗ an toàn với phần rễ dài. Ảnh: Pinterest

Bác sĩ Bi Xiaogang, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện trực thuộc thứ ba của Đại học Tôn Trung Sơn, cho hay bạn có thể phân biệt giá đỗ an toàn và độc hại nhờ cách này. Những cây giá đỗ đẹp, hình thức bắt mắt, không có rễ sẽ gãy ngay lập tức nếu bạn quấn chúng quanh ngón tay. Bởi khi ngâm hóa chất, độ dẻo dai của rễ sẽ bị phá hủy, khả năng sinh trưởng quá lớn dễ gây gãy thân.

Còn giá đỗ lành được trồng lâu ngày nên rễ dài, thân vàng, hơi mỏng, mềm. Vì mọc tự nhiên nên nó dai, có thể quấn quanh ngón tay hai, ba lần mà không gãy.

2. Ngửi mùi, nhìn, bẻ đôi

Giá đỗ "sạch" có mùi thơm ngọt nhẹ tự nhiên, thân thẳng, hơi mảnh, có bộ rễ dài khoảng ba cm, không thối; nếu rễ dài hơn, giá đỗ đã già, mùi vị kém ngon. Trong khi đó, giá đỗ ngâm hóa chất sẽ có mùi khó chịu, thân mập mạp, rễ ngắn, ít hoặc không có rễ.

Bạn cũng có thể bẻ đôi giá đỗ ra để kiểm tra độ ẩm. Giá đỗ khỏe mạnh có nhiều độ ẩm hơn.

3. Dùng ánh sáng mạnh chiếu vào giá

Hình minh họa giá đỗ ngâm thuốc, không có rễ.

Hình minh họa giá đỗ ngâm thuốc, không có rễ.

Tang Xin, Giám đốc Văn phòng Kiểm tra Nông sản và Sản phẩm phụ thuộc Viện Kiểm định Chất lượng tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, đã làm thí nghiệm năm 2011 để phân biệt giá đỗ độc và lành.

Ông dùng đèn pin ánh sáng mạnh chiếu liên tục vào giá đỗ trong bóng tối. Thông thường, giá đỗ mọc tự nhiên sẽ chuyển sang màu xanh hoặc sẫm màu sau khi tiếp xúc với ánh sáng trong nửa giờ.

Ông giải thích giá đỗ là quá trình phát triển tiếp theo của đậu. Vì vậy, giá đỗ mọc tự nhiên sẽ có quá trình quang hợp, bị đổi màu dưới ánh sáng mạnh. Đây là lý do khiến giá đỗ chuyển sang màu xanh. Trái lại, giá đỗ qua xử lý bằng hóa chất đã chết và khó đổi màu dưới ánh sáng.

Phần bổ sung: Cách tự trồng giá đỗ để đảm bảo an toàn

Bước 1: Ngâm đậu xanh hoặc đậu nành trong nước qua đêm.

Bước 2: Lọc để loại bỏ nước, hôm sau cho đậu vào rổ thủng. Tốt nhất nên đặt rổ ở nơi thoáng khí để rễ giá mọc hướng xuống dưới và tạo điều kiện thông thoáng.

Bước 3: Tìm một chiếc khăn ẩm và phủ lên đậu để tránh ánh nắng trực tiếp. Đặt vật nặng lên trên.

Bước 4: Đổ nước cho giá uống một lần vào buổi sáng và chiều hàng ngày. Sau khoảng 5 ngày có thể thu hoạch giá.

Tận dụng làm giá đỗ bằng ly, cốc nhựa take away tại nhà giúp món ăn đảm bảo vệ sinh thực phẩm, lại tiết kiệm chi phí nội trợ hàng ngày.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hằng Trần (Theo Family Doctor, Sina) ([Tên nguồn])
An toàn thực phẩm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN