Cách nấu xôi gấc thơm dẻo, dễ làm tại nhà

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Xôi gấc là món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, bởi màu sắc bắt mắt, hương vị thơm ngon. Cách nấu xôi gấc tại nhà khá đơn giản.

1. Nguyên liệu làm xôi gấc

2kg gạo nếp

1 quả dừa xiêm

1 quả gấc chín

Một ít rượu trắng

Gia vị: Muối, đường, dầu ăn

Nguyên liệu làm xôi gấc. Ảnh: Dienmayxanh

Nguyên liệu làm xôi gấc. Ảnh: Dienmayxanh

2. Cách nấu xôi gấc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gạo nếp đem ngâm qua đêm với nước lạnh hoặc ngâm 4 tiếng với nước nóng. Sau đó, vo gạo khoảng 2-3 lần rồi để ráo.

Bổ đôi quả gấc rồi dùng muỗng hớt hết phần thịt để riêng. Phần hạt dùng tay bóp nhẹ để tách hết thịt gấc ra khỏi hạt.

Cho nửa muỗng rượu trắng và một chút muối vào thịt gấc, trộn đều rồi để trong vòng 6 tiếng cho phần thịt gấc được đậm đà.

Quả dừa đem bổ đôi lấy nước. Phần thịt dừa nạo ra chia làm 2 phần.

Một phần thái sợi nhuyễn để ăn chung với xôi. Phần còn lại đem xay nhuyễn, rồi cho vào nồi đun sôi 20 phút, vắt lấy nước. Cho 3 muỗng dầu ăn vào nước dừa vừa được vắt.

Bước 2: Nấu xôi gấc

Sử dụng 1 chiếc thau lớn để trộn đều phần gạo nếp đã ráo nước cùng với thịt gấc, nửa phần nước cốt dừa đã vắt và một chút muối.

Cho hỗn hợp trên vào xửng hấp và hấp 30-40 phút. Khi hấp được 20 phút, mở nắp nồi, lau sạch nước tụ trên nắp và cho thêm phần nước cốt dừa còn lại vào gạo nếp. Cho vừa phải, không nên cho quá nhiều.

Khi thấy xôi chín mềm, dùng đũa xới đều cho tơi xốp. Sau đó, cho vào 50g đường và một chút dầu ăn vào hấp tiếp khoảng 10 phút nữa là được.

Bước 3: Hoàn thành

Sau khi xôi gấc chín, để cho nguội bớt rồi đảo đều và nhẹ tay, xới xôi ra đĩa hoặc dùng khuôn để tạo hình cho đẹp, rồi cho phần thịt dừa đã thái sợi lên trên và thưởng thức.

Xôi gấc là món không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết. Ảnh: Bachhoaxanh

Xôi gấc là món không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết. Ảnh: Bachhoaxanh

3. Một số lưu ý khi nấu xôi gấc

Để nấu xôi gấc, nên chọn nếp cái hoa vàng với hạt mẩy đều, thơm dẻo, đồ xôi sẽ ngon hơn.

Chọn quả gấc màu đỏ tươi, vỏ mỏng, gai nhỏ đều và thưa, cuống to sẽ có thịt dày và ngon. Khi sơ chế, không nên bỏ lớp màng đỏ xung quanh hạt gấc vì nó có chứa chất dầu tương tự như vitamin A, rất tốt cho sức khỏe.

Để xôi được chín đều, nên cho từng nắm gạo nếp vào chõ. Để trống 4-6 lỗ nhỏ ở giữa chõ để hơi nước bốc từ dưới lên trên sẽ lan tỏa đều. 

Khi cho nước vào chõ, cần đảm bảo lượng nước khoảng 1/3 nồi là hợp lý. Nếu nước đã cạn mà xôi chưa chín hẳn thì có thể cho thêm nước vào nồi. Nếu nấu bằng nồi cơm điện, không cần đảo xôi nhiều lần.

Trong trường hợp xôi bị khô, có thể vẩy một chút nước ấm lên bề mặt xôi rồi dùng một chiếc khăn mỏng sạch thấm nước đi. Tiếp theo, đậy nắp nồi, hấp thêm khoảng 5 phút là được.

Nếu muốn xôi gấc dẻo thơm, mềm hơn thì nên đồ xôi thành 2 lần. Lần đầu, khi xôi chín, đơm xôi ra đĩa, chờ nguội. Khi xôi nguội thì cho xôi vào chõ, rồi đồ tiếp lần 2.

Khi đồ xôi, cần canh lửa cho đều, nếu lửa to sẽ bị cháy, lửa non xôi lại không chín đều.

Sau khi xôi gấc nấu xong mà không sử dụng hết trong 1 lần, thì nên cho xôi vào hộp kín hoặc bọc lá chuối, giấy bạc lại, đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn chỉ cần hấp lại thì xôi vẫn ngon như mới nấu.

Yêu cầu thành phẩm là xôi căng mẩy, bóng đẹp, dẻo thơm, nổi bật bởi màu đỏ tươi thắm. Màu đỏ của xôi gấc trông thật nổi bật, sẽ tô điểm thêm cho mâm cỗ ngày Tết thêm hấp dẫn.

Hãy dành một ít thời gian để làm cho gia đình cùng thưởng thức nhé. Chúc bạn thành công!

Sắn (khoai mì) chứa nhiều chất dinh dưỡng, nấu thành món xôi sắn dẻo thơm, bùi bùi, thích hợp cho ngày đầu đông se lạnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hạnh Nguyên ([Tên nguồn])
Tết Ất Tỵ 2025 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN