Cách làm mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Bảy
Dịp Rằm tháng Bảy, cùng làm những món chay thanh tịnh, đẹp mắt dâng lên ông bà tổ tiên để tỏ lòng thành kính nhé.
Mâm cỗ chay thanh tịnh, đẹp mắt
Mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Bảy gồm các món:
- Xôi đỗ xanh
- Gà chay
- Nem chay
- Giò lụa chay
- Gỏi cuốn ngũ sắc
- Đậu đũa luộc
- Canh nấm
1. Xôi đỗ xanh
Nguyên liệu:
- 500g gạo nếp cái hoa vàng
- 100g đỗ xanh
- Một nhúm muối
Cách làm:
Gạo nếp và đỗ xanh đãi sạch, rồi đem ngâm ở hai bát khác nhau với nước nóng già khoảng 8 tiếng trước khi đồ xôi.
Sau khi gạo và đỗ xanh ngâm xong, đổ ra rá, để ráo nước. Trộn đỗ với gạo cùng một nhúm muối.
Đun sôi một nồi nước, đặt xửng hấp vào.
Đổ gạo nếp đỗ xanh vào xửng rồi đậy vung, đồ chín xôi.
Trong quá trình đồ, bạn có thể dùng muổi đảo xôi một lần để chín đều.
Xôi chín, cho vào 1 bát tô, nén chặt xuống rồi đổ ra đĩa cho đẹp, xếp lên mâm cúng.
2. Gà chay
Nguyên liệu:
*Phần vỏ
- 170gr váng đậu (phù chúc, tàu hũ ky) tươi
- Nếu bạn chỉ có váng đậu khô, hãy ngâm qua nước cho mềm
- Lá chanh, rau mùi để trang trí
*Phần nhân
- 4 cây (khoảng 28gr) nấm hương
- 1 thìa cà phê nước tương (xì dầu)
- 1 thìa cà phê dầu vừng (dầu mè)
- 1/4 thìa cà phê bột ngũ vị hương
*Nước sốt
- 2 thìa canh nước nấm ngâm, nước luộc rau củ, hoặc nước lọc
- 2 thìa canh nước tương (xì dầu)
- 2 thìa cà phê dầu vừng (dầu mè)
- 1 ½ thìa cà phê đường
- 1 thìa cà phê rượu gạo
- ½ thìa cà phê muối
1 miếng gừng tươi khoảng 3cm, băm nhỏ
Cách làm:
Ngâm nấm hương trong nước đến khi mềm. Cắt phần chân nấm và thái nhỏ thành từng miếng khoảng 5mm. Giữa lại phần nước ngâm nấm để làm nước sốt.
Cho tất cả phần nguyên liệu làm nước sốt vào chảo và đun trên lửa to. Nước sốt sôi thì giảm nhiệt và đun nhỏ lửa trong 2 phút. Nếu muốn nước sốt đặc, bạn có thể pha chút bột năng với nước và từ từ cho vào chảo nước sốt, đảo đều. Trút ra một tô lớn, để nguội. Rửa chảo sơ qua với nước, chuyển sang làm phần nhân nấm.
Làm nóng chảo cho khô, thêm dầu thực vật vào, đảo chảo để dầu láng đều. Khi dầu nóng, cho nấm cùng các nguyên liệu làm nhân còn lại vào. Xào qua 2-3 phút cho chín, tắt bếp, để nguội.
Để dành lại một lá váng đậu nguyên lành. Cắt các lá váng đậu còn lại làm đôi (mỗi miếng 22cmx29cm), nhúng vào tô nước sốt hoặc dùng cọ phết nước sốt đều lên bề mặt miếng váng đậu, sau đó gấp lại thành hình chữ nhật. Xếp chồng các lá đã gấp lên nhau. Đặt lá váng đậu để dành ban đầu xuống và đặt khối váng đậu xếp chồng lên nhau vào giữa lá.
Xếp nhân nấm lên trên cùng khối váng đậu và cuộn lại như khi làm nem.
Đặt cuộn gà chay vào nồi hấp, xếp phần mép cuộn úp xuống để cả cuộn gà không bị bung ra, hấp ở nhiệt độ cao trong khoảng 15 phút. Nhấc ra và để nguội.
Cắt cuộn gà thành từng lát khoảng 1cm. Trang trí với lá chanh xắt nhỏ và rau mùi. Bạn cũng có thể làm gà chay từ đêm hôm trước và để vào tủ lạnh để miếng gà được chắc hơn.
3. Nem chay
Nguyên liệu (cho 18 cái nem):
- 1/2 cốc (65gr) nấm hương - thái mỏng
- 1 muỗng canh tỏi - băm nhỏ
- 2 muỗng cà phê gừng - băm nhỏ
- 1/2 cốc (65gr) hành lá – xắt mỏng
- 1 cốc (130gr) ớt chuông đỏ - xắt mỏng (có thể bỏ qua)
- 3/4 cốc (100gr) cà rốt, thái chỉ
- 1 cốc (130gr) hành tây – xắt mỏng
- 4 cốc (500gr) bắp cải - thái nhỏ
- 50gr miến – ngâm mềm, cắt nhỏ
- 2 bìa đậu phụ – cắt thành khối vuông nhỏ
- 1/3 cốc (80ml) dầu thực vật để xào rau
- 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu xay
- 2 muỗng canh nước tương (xì dầu)
- 2 muỗng canh bột năng (hoặc tinh bột ngô)
- 1 gói bánh đa nem
- Dầu thực vật đủ để rán ngập nem
- Chảo sâu lòng hoặc xoong nhỏ
Cách làm:
Chuẩn bị các loại rau củ. Bạn có thể thêm giá đỗ, măng tươi, khoai môn, củ năng (mã thầy),... tùy sở thích.
Bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn, làm nóng chảo ở lửa vừa (nhiệt độ trung bình 150-200°C ), cho những loại rau cần nhiều thời gian để chín (như cà rốt, ớt chuông) vào chảo trước, xào trong khoảng vài phút.
Cho nốt các loại rau nhanh chín còn lại, như cải bắp và hành lá, cùng miến và đậu phụ vào và đảo qua cho đều. Trong khi đợi rau chín, trộn đều nước tương (xì dầu) với bột năng. Đổ hỗn hợp này vào chảo rau xào, nêm hạt tiêu và xào thêm khoảng 30 giây. Bột năng sẽ giúp làm sánh nước rau xào.
Lấy bánh đa nem ra, nếu bánh đa nem quá khô giòn, nên nhúng sơ qua nước cho bánh ẩm và dễ cuốn. Đặt bánh đa lên bề mặt phẳng, thêm khoảng 1/4 cốc (30gr) nhân rau xào vừa sơ chế vào góc dưới cùng của bánh đa.
Gập bánh đa lại bao lấy nhân. Gập 2 mép bánh đa vào trong, chú ý để phần trên và dưới của bánh đa được đều nhau, đồng thời nhân nem không bị lọt ra ngoài.
Cuốn nem đến hết. Đặt sang bên cạnh và làm tiếp những cái nem còn lại cho tới khi hết nhân. Để nem vào ngăn đá tủ lạnh, bắc chảo sâu hoặc xoong nhỏ lên bếp, cho dầu vào và chờ nóng già (400°C)
Khi dầu đã đủ nóng, đặt nem vào chảo và rán tới khi nem có màu vàng ruộm đẹp mắt.
Đặt nem trên giấy ăn thấm dầu và tặp lại với những cái còn lại. Bạn cũng có thể cất lại một ít trong tủ lạnh để chế biến và dùng sau. Chú ý bọc nem thật cẩn thận.
4. Giò lụa chay
Nguyên liệu:
- Tàu hũ ki lá (hay còn gọi là váng đậu, phù trúc): 500 gam
- Tỏi tây: 1 củ
- Gia vị: Muối, đường, hạt tiêu, bột nêm
- Lá chuối, dây buộc
Sơ chế nguyên liệu:
- Ngâm tàu hũ ki lá trong nước ấm khoảng hai mươi phút cho mềm, sau đó vớt ra xả sạch.
- Luộc tàu hũ ki lá trong nước sôi khoảng 20 phút đến mềm thì vớt ra, để ráo nước. Nhưng cũng đừng để tàu hũ mềm quá, khi thực hiện món chay sẽ không được hoàn hảo.
- Tỏi tây lấy phần củ trắng bóc vỏ thái thật mỏng rồi phi thơm.
- Cho đường và muối vào tàu hũ ki, để trong khoảng 15 phút cho ngấm, sau đó vắt thật khô. Tiếp đó, cho tiêu, bột nêm và tỏi tây đã phi thơm vào trộn đều. Lưu ý, gia vị bạn nên nêm nếm vừa vặn theo khẩu vị của gia đình, chớ nêm nhạt giò sẽ rất khó ăn.
- Lá chuối bạn rửa sạch, để ráo, lau khô rồi đeo hơn lửa cho héo.
Cách làm:
Bước 1: Trải lá chuối ra, để tàu hũ ki đã trộn đều lên đó. Bó tròn lại, cố gắng bó thật chặt tay. Sau đó lấy dây buộc xung quanh. Có thể bọc thêm một lớp giấy nhôm ở bên ngoài nếu cần thiết.
Bước 2: Cho gói giò chay vừa gói xong vào nồi nước sôi, luộc khoảng một tiếng đồng hồ. Sau đó vớt ra để nguội, cắt thành các khoanh vừa ăn, bóc bỏ lớp lá chuối và xếp ra đĩa.
5. Gỏi cuốn ngũ sắc
Chuẩn bị nguyên liệu gỏi cuốn:
- 12 tờ bánh tráng, đường kính 22cm.
-2 quả bơ, thái lát mỏng.
-Rau mùi tươi, non.
-Rau húng bạc hà.
-300gr bắp cải tím, thái sợi nhỏ.
-2 củ cà rốt to, thái sợi bằng que diêm.
-2 quả dưa chuột, thái sợi bằng que diêm.
-100gr giá đỗ.
Chuẩn bị nguyên liệu nước sốt:
-150gr đậu phụ.
-70gr bơ đậu phộng mịn.
-2 thìa canh rượu gạo.
-1 thìa canh bột miso.
-3 thìa cà phê mật ong.
-3 thìa cà phê gừng xay nhỏ.
-1 tép tỏi nhỏ nghiền nát.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Các thành phần trong nước sốt cho vào máy xay sinh tố, xay thật mịn, bỏ ra bát đồ chấm.
Bước 2: Làm mềm bánh tráng bằng cách nhúng vào nước lạnh rồi để ráo.
Bước 3: Trải bánh tráng lên mặt phẳng rồi cuốn theo thứ tự: 2 lát quả bơ, 2 ngọn rau mùi, 2 ngọn rau bạc hà, một ít bắp cải tím, cà rốt, dưa chuột, giá đỗ. Cuốn hai đầu bánh tráng và cuộn chặt tay.
Bước 4: Cắt đôi gỏi cuốn rồi trang trí lên đĩa, chấm cùng nước sốt đã làm.
6. Đậu đũa luộc rưới sốt mè
Nguyên liệu:
- 250g đậu đũa
- 3 tép tỏi, băm nhỏ
- 15ml nước tương
- 1 chút muối
- 7ml dấm
- 7ml dầu mè
- 1g đường
- 15ml sốt mè
- 3g hạt mè rang
Cách làm:
- Rửa sạch đậu đũa, cắt thành những khúc dài 6 -8 cm.
- Cho một nửa chỗ hạt mè rang và 7ml sốt mè vào một bát nhỏ. Cho thêm khoảng 10 ml nước vào khuấy nhẹ tay cho đến khi thành một hỗn hợp nhuyễn.
- Đun sôi nồi nước, cho thêm một chút muối rồi luộc đậu đũa trong 3 phút (đảm bảo đậu đã được nấu chín nhưng vẫn xanh). Vớt đậu ra ngoài và ngâm trong nước đá.
- Trộn đều đậu đũa với tất cả số nguyên liệu còn lại, đảm bảo đậu đũa được bao đều bằng các nguyên liệu.
- Khi ăn, rưới hỗn hợp sốt mè lên trên đậu đũa.
7. Canh nấm chay
Nguyên liệu:
- Nấm rơm, nấm hương, nâm linh chi: Mỗi loại 50gr và là nấm tươi;
- Đậu phụ non: 3 bìa;
- Thịt chay: 200gr;
- Cà rốt, su hào: Mỗi loại 1 củ;
- Hạt sen: 100gr;
- Hành lá: 3 nhánh;
- Gia vị: Dầu mè (hoặc dầu hào), hạt nêm chay, tiêu.
Sơ chế nguyên liệu:
- Nấm rơm, nấm hương, nấm linh chi rửa sạch, để ráo; Cà rốt, su hào cạo vỏ, cắt khúc vuông quân cờ vừa ăn; Thịt chay và đậu phụ non thái miếng vừa ăn; Hạt sen ngâm rủa cho sạch.
- Nếu chưa bỏ tâm sen thì hãy tách hạt và bỏ tâm đi nhé. Nếu không lúc ăn sẽ rất đắng. Hành lá nhặt bỏ rễ, rửa sạch, cắt khúc khoảng 0,5cm.
Cách chế biến:
- Bắt nồi lên bếp cho nóng, thêm dầu ăn vào, dầu nóng thì cho tỏi vào trước sau đó cho tiếp hành tím vào phi vàng. Khi hành và tỏi đã vàng bạn tắt lửa và cho nước lạnh vào nồi rồi bật lửa trở lại để dầu đở tung té ra ngoài lúc cho nước vào.
- Nước vừa nóng thì thả đậu phụ, nấm rơm, nấm hương và cà rốt vào, thấy cà rốt gần mềm sẽ cho bông cải vào nấu cùng, nêm gia vị cho vừa ăn nhé (bạn có thể dùng hạt nêm chay để tăng thêm vị ngọt của nước canh).
- Tất cả đã chín cho hành lá vào nữa là xong, khi bày ra tô bạn thêm một ít rau mùi lên trên và rắt chút tiêu để có vị cay cay thơm thơm.
Lễ Vu Lan là dịp để bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với đấng sinh thành. Vì thế, việc lựa chọn những món bánh...