Cách đơn giản để phân biệt tôm sạch và tôm bị bơm tạp chất

Sự kiện: Mẹo vặt nấu ăn

Tôm là thực phẩm xuất hiện nhiều trong mâm cơm hằng ngày và là món xuất hiện nhiều trong mâm cỗ ngày Tết. Theo chuyên gia, người tiêu dùng nên căn cứ những dấu hiệu dễ dàng nhận biết được tôm bị bơm tạp chất để tránh bị ngộ độc.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, việc bơm tạp chất vào tôm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào các phương thức cũng như loại tạp chất được đưa vào tôm, nhất là khi tạp chất là các hóa chất không có tên trong danh mục các phụ gia, chất hỗ trợ chế biến theo quy định hoặc không được sản xuất chuyên dụng để dùng trong thực phẩm.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội,

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội,

Các chất được sử dụng để bơm, chích vào tôm thường là rau câu, tinh bột… hoặc có thể là hỗn hợp các chất trên hay tôm nhỏ, giá trị thấp xay nhuyễn. Các hợp chất này được pha với nước thành các dung dịch sệt để bơm, chích vào tôm.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, tốt nhất nên mua tôm tươi sống, nhảy tanh tách thì sẽ giảm nguy cơ mua phải tôm bơm tạp chất. Còn nếu mua tôm không còn sống hoặc tôm đông lạnh thì có thể dựa vào một số quan sát sau để nhận biết tôm bị bơm tạp chất.

1. Cách nhận biết tôm bị bơm tạp chất

Tạp chất thường được bơm vào phần đầu, thân và đuôi tôm. Có thể nhận biết tôm bơm tạp chất dựa vào những quan sát ở các hình ảnh dưới đây:

Tôm đã bị bơm tạp chất thường có phần đầu bị phù, thậm chí nhô hẳn lên so với thân. Nắp mang tôm phồng, ngậm nước.

Tôm đã bị bơm tạp chất thường có phần đầu bị phù, thậm chí nhô hẳn lên so với thân. Nắp mang tôm phồng, ngậm nước.

Mặt sau tôm bơm tạp chất

Mặt sau tôm bơm tạp chất

Tôm bị bơm tạp chất thường có mang cứng, thẳng đơ, phồng căng trong khi mang tôm thường mềm, phẳng

Tôm bị bơm tạp chất thường có mang cứng, thẳng đơ, phồng căng trong khi mang tôm thường mềm, phẳng

Phần vỏ của tôm bơm tạp chất từ đốt 1 hoặc đốt 3 (tính từ đầu xuống đuôi) bị trương phồng, ngậm nước, sờ tay vào thấy nổi vẩy. Đốt thứ 3 bị giãn, thân tôm bị căng, thậm chí căng tròn mất tự nhiên.

Phần vỏ của tôm bơm tạp chất từ đốt 1 hoặc đốt 3 (tính từ đầu xuống đuôi) bị trương phồng, ngậm nước, sờ tay vào thấy nổi vẩy. Đốt thứ 3 bị giãn, thân tôm bị căng, thậm chí căng tròn mất tự nhiên.

Tôm sạch: gai đuôi, cánh đuôi cụp. Tôm bơm tạp chất: gai đuôi vểnh, cánh đuôi xòe

Tôm sạch: gai đuôi, cánh đuôi cụp. Tôm bơm tạp chất: gai đuôi vểnh, cánh đuôi xòe

Tôm sạch: xoang, ức đầu sạch. Còn tôm bơm tạp chất: xoang, ức đầu có dịch

Tôm sạch: xoang, ức đầu sạch. Còn tôm bơm tạp chất: xoang, ức đầu có dịch

Khi bóc tôm: Bóc vỏ đầu ức, cầm đầu tôm dốc đầu xuống dưới, dùng tay bóc vỏ đầu ức tôm để lộ ra phần thịt đầu. Dùng mũi dao nhọn lật và gạt khối gạch (gan tụy) lên làm lộ xoang đầu ức xem có đọng chất dịch bất thường hay không.

Tôm tự nhiên không có dịch bất thường ở khối gan tụy; xoang ức đầu không có tạp chất, khô ráo, không có dịch nhầy. Nếu tôm bị bơm tạp chất, xoang ức đầu có dịch và mùi lạ.

Ở những thân tôm bị bơm tạp chất, có thể thấy rõ các đốt cơ bị phù nề không tự nhiên. Đối với tôm bị bơm nhiều tạp chất, dùng kim châm vào vị trí bụng hay lưng đốt cơ bị phù nề và lấy tay nặn có thể thấy tạp chất chảy ra.

Cách đơn giản để phân biệt tôm sạch và tôm bị bơm tạp chất - 8

2. Cách chọn tôm tươi ngon

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh đưa ra lời khuyên, người tiêu dùng nên mua tôm tươi, đang bơi, nhảy tanh tách là tôm sẽ không bị bơm tạp chất.

Với tôm sú, không chọn tôm đã chuyển sang màu hồng vì đó là tôm đã ươn. Với tôm he, ngoài đặc điểm còn sống, bạn nên chọn con nào vỏ có màu hồng trắng, mắt xanh đen. Riêng với tôm sắt, không chọn con có màu hồng đậm vì khi đó tôm đã cũ, không còn tươi ngon.

Một số loại cá, hải sản nên thận trọng khi ăn để phòng nguy cơ ngộ độc nặngĐọc ngay

Về mặt cảm quan, khi mua bạn nên chọn những con tôm có vỏ sáng bóng, tươi tắn. Thịt trong gắn chặt vào vỏ, màu vỏ tươi, không bị ngả vàng hay màu hơi tái nhợt. Tôm biển chất lượng cao thường có màu xanh trắng, phần đầu và thân liên kết chặt chẽ.

Nếu đối với tôm đông lạnh hoặc đã hấp, nên bắt tôm lên, cầm phần đầu và phần đuôi tôm để kéo thẳng tôm ra. Nếu các khớp nối giữa các đốt tôm khít thì là tôm mới, còn nếu các khớp này rộng ra tức là tôm đã bị để đông lạnh quá lâu.

Tôm tươi, có vỏ sáng bóng

Tôm tươi, có vỏ sáng bóng

3. Cách bảo quản tôm tươi

Nhiều gia đình do bận rộn nên có thói quen tích trữ thực phẩm, nhiều người bảo quản tôm trong tủ lạnh nhưng khi lấy ra chế biến, tôm thường bị đen đầu. Do đó, chú ý khi tôm còn tươi, nên loại bỏ đầu tôm sau khi mua về sơ chế sạch, để ráo nước. Đầu tôm và mắt tôm thường chứa nhiều loại vi khuẩn có thể ảnh hưởng tới chất lượng món ăn và sức khỏe. Để bảo quản tôm tươi nguyên con, tôm chế biến trong thời gian ngắn và nõn tôm tươi, bạn  nên bỏ tôm trong các ngăn đá trong tủ lạnh hoặc bỏ chúng trong tủ đông để tôm đảm bảo được nhiệt độ thấp.

Khi đông đá, thịt tôm sẽ không bị các loại vi khuẩn tấn công gây biến chất, tuy nhiên không nên bảo quản quá lâu ( tốt nhất là dưới 30 ngày) vì để lâu sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng.

Cách chọn măng khô không chứa hóa chất cho món ăn ngày Tết

Rất nhiều người không biết làm thế nào để nhận biết được sản phẩm măng truyền thống không chứa lưu huỳnh hoặc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Loan ([Tên nguồn])
Mẹo vặt nấu ăn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN