Cách chọn ngày giờ tốt làm lễ tạ Thổ công cuối năm, cầu tăng tài tiến lộc cho năm mới

Theo phong tục Việt cuối năm các gia đình cần làm nghi lễ tạ Thổ công và các thiện thần đã che chở cho mảnh đất ở an lành, vượng mạch, sung khí, gia đạo êm ấm, mạnh khỏe…

Lễ tạ Thổ công sau khi sửa chữa nhà cửa xong

Cuối năm nhiều gia đình sơn, sửa lại ngôi nhà cho khang trang, sạch sẽ để đón năm mới - cũng là cách cách tăng cường vượng khí, giúp gia chủ có tâm thế thoải mái, vui vẻ.

Một số người cho rằng, xây nhà động thổ mới cần cúng tạ, còn sửa nhà thì không. Đó là quan niệm sai lầm, bởi trong văn hóa tâm linh nước ta lễ cúng khi sửa chữa nhà không thể thiếu vì sửa nhà là thay đổi diện mạo của ngôi nhà. Trong quá trình xây dựng, khi đục, khoét tường hoặc đào đất đều có thể động đến long mạch của đất trời.

Theo góc nhìn khoa học, việc sửa nhà tạo nên sự thay đổi về trường năng lượng nên cần thực hiện những thao tác cần thiết. Việc cúng bái có ý nghĩa, một để cáo lễ, hai là để xin phép ông bà tổ tiên cho xây sửa và phù hộ cho quá trình được suôn sẻ, và khi xong việc rồi thì cần có lễ tạ (như lời cảm ơn).

Đầu tiên cần chọn ngày giờ tốt để làm lễ - việc này cần hỏi các thầy phong thủy, tâm linh, hoặc có kiến thức thì xem lịch ngày tốt.

Sửa chữa nhà cửa cuối năm là có sự thay đổi trường năng lượng nên cần làm lễ tạ. Ảnh minh họa.

Sửa chữa nhà cửa cuối năm là có sự thay đổi trường năng lượng nên cần làm lễ tạ. Ảnh minh họa.

Lễ sắp như sau:

- 1 chén gạo, 1 chén muối 1 chén nước, 1 chén rượu trắng, 1 chén đựng trà khô.

- Bánh bao 5 chiếc

- Một đĩa ngũ quả.

- Một bình hoa (nên chọn hoa cúc vàng hoặc hoa ngũ sắc).

- Một đĩa bánh kẹo, trầu cau, thuốc.

- Hương thơm.

- 1 đĩa xôi, 2 bát chè ngọt

- Hai cây đèn cầy.

- Vàng mã (không nên chuẩn bị quá nhiều vì lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh khi hóa).

Cuối năm các gia đình cần làm lễ tạ Thổ công. Ảnh minh họa.

Cuối năm các gia đình cần làm lễ tạ Thổ công. Ảnh minh họa.

Lễ tạ đất

Nếu không sửa chữa nhà cửa thì theo phong tục Việt cuối năm các gia đình cần làm nghi lễ tạ Thổ công (còn gọi là lễ tạ đất, lễ hoán thần hồng, lễ tạ ơn, lễ hóa mã trên ban thờ... nhằm tạ ơn Thần linh thổ địa, Thành hoàng bản thổ, các chư vị tôn thần) đã phù hộ cho gia đình trong năm vừa qua bình an, phát tài, may mắn... và cũng cần chọn ngày giờ tốt để làm.

Theo hướng dẫn của chuyên gia phong thủy Tam Nguyên (Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên), xưa các cụ làm cỗ lớn để tạ ơn các vị thiện thần đã che chở cho mảnh đất an lành, vượng mạch, sung khí, bốn mùa gia đạo trong ngoài êm ấm, mạnh khỏe… Cũng là dịp dạy dỗ con cháu biết nói lời cảm ơn, lễ tạ ơn các vị thần linh, thiện thần và những người xung quanh.

Xưa các cụ làm lễ tạ Thổ Công trước, rồi mới làm lễ tạ Táo – vì đó là 2 nghi thức khác nhau. Còn ngày nay nhiều người bận rộn đã làm Lễ tạ Tổ công chung vào Lễ tạ Táo nên nhiều người nhầm tưởng là chỉ có lễ tạ Táo chứ không biết tới lễ tạ Thổ công. Thực tế trong những bộ áo mão tạ Táo có 1 bộ quần áo thần linh - đó chính là bộ cần hóa cho thần Thổ công trong lễ tạ Thổ công.

Ngày làm lễ tạ Thổ công dịp cuối năm nhiều người kết hợp bao sái ban thờ, không gian thờ cúng, làm mới đồ thờ cúng, hóa vàng mã, tranh ảnh, bài vị của các vị thần theo niên vận (như Thái Tuế phù, Tam Sát phù, các loại phù chú, kim bài Thái Tuế, lệnh phù, bùa bình an có ghi niên hiệu của năm, vàng hoa đỏ, phù trấn trạch... đều hóa luôn dịp lễ này.

Các nhà phong thủy thường dùng bột trừ tà khai vận ngâm lấy nước trong để lau dọn bao sái các đồ thờ cúng để tăng thêm linh lực, tẩy bỏ tà khí, tạp khí và những điều không may mắn trong năm cũ, có ý nghĩa tống cựu nghênh tân.

Lễ tạ Thổ công chỉ cần làm đơn giản ngay tại ban thờ gia đình.

Mâm cúng chay. Ảnh minh họa.

Mâm cúng chay. Ảnh minh họa.

Lễ chay gồm:

- Hương thơm, hoa tươi (cúc vàng, hoặc bình hoa ngũ sắc, hoa hồng đỏ) 10 bông chia ra hai lọ hai bên (nếu là ban thờ lớn).

- Trầu 3 lá, cau 3 quả dài đẹp.

- Đĩa ngũ quả 5 loại quả 5 màu bày 2 đĩa ở hai bên.

- Xôi trắng 2 đĩa bày hai bên.

Lễ mặn gồm:

- Gà luộc nguyên con bày vào 1 đĩa (gà giò, gà trống thiến), hoặc 1 cái chân giò lợn luộc (chân giò trước, trái hay phải đều được), cút rượu trắng (với 3 chén đựng rượu), 10 lon bia, 6 lon nước ngọt bày ở hai bên ban thờ; Thuốc lá, chè, bánh kẹo… bày vào 1 đĩa to.

- 1 đĩa xôi, 2 bát chè ngọt, 1 con gà luộc.

- 1 chén rượu, 1 chén trà khô, 1 chén nước, 1 chén gạo, 1 chén muối.

Không có đèn thờ thì không cần phải dùng nến cốc, nếu không có đèn thờ thì phải dùng đôi nến khi thắp hương làm lễ.

Phần mã tùy tâm, nhưng cần có mã dâng Thần linh và tiền mã dâng gia tiên.

Năm nay lễ tạ đất nên làm vào những ngày sau:

Cách chọn ngày giờ tốt làm lễ tạ Thổ công cuối năm, cầu tăng tài tiến lộc cho năm mới - 4

Nguồn: [Link nguồn]

3 lễ cúng quan trọng trong tháng Chạp các gia đình không nên quên

Trong tháng Chạp là tháng cuối cùng của một năm, các gia đình không nên quên 3 lễ cúng quan trọng dưới đây. 3 lễ cúng quan...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Uyển Hương ([Tên nguồn])
Điểm mặt thực phẩm Trung Quốc cực độc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN