Cách bảo quản thức ăn thừa sau Tết để không gây hại cho sức khỏe
Sau dịp nghỉ Tết thì điều lo lắng nhất của các bà nội trợ là làm sao để bảo quản thức ăn thừa không bị hỏng.
Sau Tết thường mỗi nhà đều thừa lại rất nhiều thực phẩm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thức ăn thừa có thể bảo quản tủ lạnh để dùng cho bữa sau, nhưng không nên để thừa thực phẩm thường xuyên, không hâm nóng thức ăn thừa nhiều lần, bởi sẽ làm giảm hương vị món ăn và tổn thất dinh dưỡng.
Thức ăn thừa tốt nhất nên bảo quản trong hộp thủy tinh, đậy nắp kín và lưu trữ trong tủ lạnh. Chú ý nên để thức ăn thừa vào khu vực có nhiệt độ thấp trong tủ lạnh để trì hoãn sự tăng sinh của vi khuẩn.
Trước khi ăn bạn cần phải hâm nóng qua lửa để phục hồi hương vị và kết cấu của thực phẩm và tránh nhiều vấn đề an toàn thực phẩm.
Xử lý thức ăn thừa một cách khoa học
Bánh chưng, bánh tét
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thông thường bánh chưng có thể để được khoảng 10 ngày ở nhiệt độ phòng nhưng nếu không biết cách bảo quản thì bánh chưng sẽ giảm hương vị thơm ngon phần nhân, cứng phần gạo nếp, đặc biệt là bị mốc có thể gây mất an toàn cho sức khỏe khi ăn.
Do vậy, để đảm bảo, bánh chưng nên bảo quản trong ngăn trong tủ lạnh, sau khi ăn nên làm nóng bánh chưng bằng lò vi sóng hoặc hấp lại. Hạn chế chiên rán bánh chưng vì không có lợi cho sức khoẻ nhất là đối với người bị bệnh béo phì hoặc bị bệnh tim mạch.
Các loại thịt, giò chả
Các món như thịt kho, thịt xíu, thịt luộc... thì giữ trong ngăn mát như thường, đến bữa ăn làm nóng lại. Tuy nhiên nếu để trên 3 ngày thì nên trữ trong ngăn đông, hạn sử dụng tối đa là một tuần. Các loại giò chả cũng tương tự, nên để trong ngăn mát và nếu bị chảy nhựa thì phải bỏ đi.
Ngoài ra, bạn có thể tận dụng giò chả thừa bằng cách cắt hạt lựu hoặc thái chỉ làm nguyên liệu cho món cơm, rau xào. Thịt luộc, thịt xíu cuốn chung với bánh tráng, rau sống cho đỡ ngán…
Thịt gà
Thịt gà là món ăn thừa phổ biến trong mâm cỗ ngày Tết. Thịt gà và các loại gia cầm khác rất dễ nhiễm vi khuẩn salmonella. Điều này có thể là một vấn đề lớn khi hâm nóng lại thịt gà thừa bằng lò vi sóng vì sóng nhiệt sẽ không thể xâm nhập vào toàn bộ thịt gà từ trong ra ngoài. Nên nếu thịt gà bị nhiễm vi khuẩn salmonella mà không được đun nóng đủ sẽ không thể tiêu diệt được hết vi khuẩn và khi ăn sẽ dẫn tới ngộ độc.
Một lý do khác để việc hâm nóng thịt gà thường không được khuyến khích vì nó có mật độ protein cao hơn thịt đỏ - khi được hâm nóng, protein bị phân hủy khác nhau và có thể gây khó chịu cho dạ dày.
Nếu vẫn muốn để lại thịt gà thừa cho lần ăn sau thì sau khi ăn xong, bạn nên đặt ngay phần gà thừa vào tủ lạnh duy trì nhiệt độ từ 40°F (hơn 4 độ C) trở xuống. Chỉ nên sử dụng thịt gà trong vòng 1-2 ngày, tối đa 3 ngày. Khi hâm nóng cần đảm bảo toàn bộ thịt gà được đun nóng ở nhiệt độ 165°F (hơn 73 độ C) trước khi ăn.
Nấm đã chế biến
Nấm có protein dễ dàng bị phá hủy bởi các enzyme và vi sinh vật. Nếu nấm không được lưu trữ đúng cách sẽ bị hỏng nhanh chóng và gây khó chịu cho dạ dày.
Tốt nhất, nấm sau khi đã chế biến thì nên ăn hết, không nên cất trữ nấm và ăn lại vào ngày hôm sau vì protein và khoáng chất dồi dào trong nấm sẽ bị phá hủy khi hâm nóng lại, chúng sẽ tạo ra độc tố chứa nitơ oxy hóa và các gốc tự do. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bạn.
Nguồn: [Link nguồn]
Không phải cứ cho thức ăn thừa vào tủ lạnh là sẽ an toàn tuyệt đối. Cần tuân thủ những nguyên tắc sau để đảm bảo...