Cách ăn này khiến người Việt làm hỏng tim nhanh hơn
Việc gia tăng số lượng người Việt mắc các bệnh lý tim mạch có nguyên nhân từ thói quen ăn uống, sinh hoạt.
BS. Ngô Tuấn Anh, Khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết tại Việt Nam, bên cạnh bệnh thấp tim và các bệnh van tim do thấp còn chiếm khá cao, các bệnh lý mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh động mạch ngoại vi và phình động mạch chủ ngực, bụng đang trở thành nhóm bệnh chính gây tử vong.
Việc gia tăng số lượng người Việt mắc các bệnh lý tim mạch có nguyên nhân từ thói quen ăn uống, sinh hoạt.
1. Ăn nhiều muối
Muối là kẻ thù hàng đầu của người mắc bệnh lý tim mạch, cũng như đe doạ sức khoẻ một người bình thường có thể bị tăng huyết áp, tim mạch, đột quỵ. Đó là bởi khi ăn nhiều muối, hàm lượng nước trong máu tăng gây áp lực lên mạch máu, làm tăng thể tích máu, tim phải hoạt động nhiều hơn.
Ăn nhiều muối là thói quen xấu có thể gây bệnh tim mạch.
Khi mạch máu bị thu hẹp có nghĩa là ít oxy và chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các tế bào, làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, đột quỵ và đau tim.
Trong khi đó, theo Bộ Y tế, trung bình mỗi người Việt hàng ngày đang ăn tới gần 10g muối, gần gấp đôi so với khuyến nghị của thế giới là 5g. Trung bình trong 5 người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp, cứ 3 ca tử vong thì một do bệnh tim mạch, chủ yếu là tai biến mạch máu não.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia cho hay, ăn quá 5g muối mỗi ngày sẽ làm tăng trương lực thành mạch, ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, một thìa 5g muối chứa khoảng 2.000mg natri, tương đương với lượng muối chỉ nên dùng trong ngày với một người trưởng thành. Trẻ nhỏ dưới một tuổi, lượng muối được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo dưới 1,5g và trẻ sơ sinh ăn dưới 0,3g muối.
2. Ăn nhiều nội tạng động vật
Nội tạng động vật (tim, gan, lòng, não,...) được xác định có chứa nhiều dinh dưỡng (tuỳ bộ phận) song chứa lượng lớn chất béo bão hòa và cholesterol, thường xuyên ăn sẽ làm tăng mỡ máu, có hại cho tim mạch.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo chỉ nên bổ sung lượng chất béo bão hòa bằng 5-6% lượng calo tiêu thụ hàng ngày. Đây là lý do người Mỹ không ăn hoặc ăn rất ít nội tạng.
Nội tạng động vật nếu ăn nhiều dễ "nạp" vào người nhiều cholesteron.
Lượng sử dụng nội tạng động vật phù hợp với mỗi người theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng với người trưởng thành chỉ nên ăn 2-3 lần trong tuần (khoảng 50-70g/lần), trẻ em ăn 2 lần một tuần (khoảng 30-50g/lần).
Các chuyên gia cũng khuyên người già, người thừa cân, béo phì, người bị rối loạn mỡ máu hoặc mắc bệnh lý tim mạch tốt nhất không nên dùng các món ăn chế biến từ phủ tạng động vật.
3. Ăn nhiều đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn
Một số nghiên cứu đã liên kết việc tiêu thụ các loại thực phẩm chiên, như khoai tây chiên, gà chiên và đồ ăn nhẹ chiên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Phương pháp chiên thông thường tạo ra chất béo trans, một loại chất béo làm gia tăng cholesterol xấu và hạ thấp cholesterol tốt.
Nhiều thực phẩm chế biến sẵn có chứa các loại dầu hydro hóa một phần, không an toàn và chứa một lượng lớn chất béo bão hòa.
Những loại dầu hóa học sẽ dẫn tới béo phì và mức cholesterol cao, do đó nó có thể dẫn đến sự phát triển của các vấn đề về tim mạch hay bệnh tiểu đường.
4. Ăn nhiều đường, đồ ngọt
Bột đường là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, năng lượng được cung cấp phải tương ứng với hoạt động của cơ thể. Khi dư thừa, một phần glucid sẽ được dự trữ trong các bắp thịt và gan, phần khác sẽ được chuyển thành axit béo hoặc triglycerit làm gia tăng lượng mỡ trong cơ thể.
Ăn thừa chất đường được xác định là một trong những nguyên nhân dẫn đến béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch.
Các nghiên cứu đã chứng minh khi lượng đường được ăn nhiều hơn sẽ làm tăng đáng kể huyết áp tâm thu (6,9 mm Hg) và huyết áp tâm trương (5,6 mm Hg). Theo nghiên cứu, những ai ăn nhiều calo (từ 25% calo trở lên) sẽ tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch gấp 3 lần.
Mức tiêu thụ đường bình quân đầu người hiện nay cao gấp từ 2 - 8 lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), do thói quen ăn uống các chế phẩm ăn nhanh và làm sẵn. Với thanh thiếu niên, mức tiêu thụ đường hiện tại có thể cao gấp từ 6 - 16 lần.
Đường làm tăng nguy cơ bị phù nề, khiến ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tim. Do đó, nên hạn chế ăn các đồ ngọt như kẹo, chocolate, bánh gato, bánh ngọt, bánh quy, mật ong, bánh mỳ ngọt, kem. Những thực phẩm này chứa chất béo và hàm lượng calo cao.
Chế độ ăn hợp lý giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch
- Giảm muối: chế độ ăn giảm muối giúp giảm và kiểm soát tăng huyết áp.
- Giàu kali: thiếu kali làm ảnh hưởng tới huyết áp, gây rối loạn nhịp tim. Chế độ ăn bổ sung kali giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn. Các thức ăn giàu kali bao gồm chuối, cam, lê, mận chín…
- Nhiều rau, trái cây, ngũ cốc.
- Tránh thức ăn chế biến sẵn.
- Dùng dầu ăn thay vì dùng mỡ động vật để tránh chất béo bão hòa.
- Mua thịt chưa chế biến, chế biến bằng đồ không có chất béo bão hòa và transfat.
- Tránh thức ăn và đồ uống có nhiều đường.
- Không dùng bơ kèm mayonaise khi chế biến thức ăn, chỉ nên dùng một trong hai thứ này mà thôi.
- Có thể uống rượu với lượng rượu vừa phải.
- Nếu có thể, nên đến bác sỹ dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn hợp lý.
Tại Hội thảo về phòng chống Bệnh không lây nhiễm lần thứ VIII do Tổng hội y học Việt Nam tổ chức mới đây, các chuyên...