Cá rất tốt nhưng có 5 bộ phận “cực bẩn”, tuyệt đối không nên ăn
Cá là thực phẩm giàu đạm, omega-3 và tốt cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, khi ăn, bạn cần loại bỏ một số bộ phận để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cá là một trong những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như protein, các vitamin và khoáng chất.
Cá được coi là một trong những thực phẩm tốt cho tim mạch. Nhiều nghiên cứu quan sát lớn cho thấy, những người ăn cá thường xuyên có ít nguy cơ bị đau tim, đột quỵ và tử vong do bệnh tim.
Các nhà nghiên cứu tin rằng các loại cá béo thậm chí còn có lợi hơn cho sức khỏe tim mạch do hàm lượng axit béo omega-3 cao.
Các nghiên cứu cũng phát hiện ra những người ăn cá thường xuyên ít có nguy cơ bị trầm cảm hơn. Nhiều thử nghiệm có đối chứng cũng cho thấy axit béo omega-3 có thể chống trầm cảm và làm tăng đáng kể hiệu quả của thuốc chống trầm cảm. Cá và axit béo omega-3 cũng có thể hỗ trợ các tình trạng tâm thần khác, chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực.
Cá và các sản phẩm từ cá là một trong những nguồn cung cấp vitamin D, chất dinh dưỡng quan trọng mà nhiều người đang bị thiếu hụt. Ví dụ, trong một khẩu phần cá hồi nấu chín 113g cung cấp khoảng 100% lượng vitamin D được khuyến nghị. Một số loại dầu cá, chẳng hạn như dầu gan cá, cũng rất giàu vitamin D, cung cấp hơn 200% giá trị hàng ngày trong một muỗng canh (15ml).
Một số nghiên cứu liên kết việc tiêu thụ omega-3 hoặc dầu cá có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở trẻ em, cũng như một dạng bệnh đái tháo đường tự miễn dịch ở người lớn. Các nghiên cứu cũng cho thấy, ăn cá thường xuyên có liên quan đến việc giảm 24% nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em.
Axit béo omega-3 trong cá cũng có thể bảo vệ chống lại bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, một nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực và mù lòa, chủ yếu ở người lớn tuổi.
Dù cá là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và có thể tăng cường sức khỏe, nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá có 4 bộ phận vừa bẩn vừa độc mà chúng ta nên bỏ đi.
Mang cá
Đây được xem là bộ phận bẩn nhất của cá. Mang giống với phổi của động vật, là cơ quan hô hấp và chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng. Đặc biệt, đối với các loại cá sống ở các vùng nước ô nhiễm kim loại nặng, mang cũng trở thành nơi lưu trữ những độc tố này. Việc ăn phải mang cá chứa độc tố có thể khiến chất độc tích tụ vào cơ thể, lâu dần gây bệnh tật.
Mật cá
Không ít người dân có thói quen sử dụng mật cá để ngâm rượu uống. Thực chất, đây là thói quen nguy hiểm bởi mật cá là thứ chứa độc tố, có thể đe dọa tính mạng con người. Mật cá có chứa độc tố Cyprinol sulfat, khi vào cơ thể, chúng sẽ làm hại cơ quan nội tạng, cơ quan sinh sản. Chúng bền với nhiệt, vì thế ngay cả khi chúng ta nấu chín lên và ăn vào, mật vẫn có thể gây độc cho cơ thể.
Biểu hiện của người ngộ độc mật cá là buồn nôn, đau bụng, đại tiện, tiếp theo đó là phù do suy thận cấp. Những trường hợp bị ngộ độc mật cá nặng, người bệnh còn có thể khó thở, hôn mê thậm chí là tử vong.
Ruột cá
Ruột cá là cơ quan tiêu hóa, chứa các chất cặn bã. Ruột cá có thể chứa vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. Nếu cá bị ươn, ruột nhanh chóng phân hủy gây nhiễm độc cho thịt cá. Khi chế biến, bạn nên bỏ ruột, gan. Một số loại cá lớn như cá lăng, cá giò người ta giữ lại ruột cá. Tuy nhiên, bạn nên làm thật sạch cặn bã bám ở lòng cá và tuyệt đối chế biến chín kỹ, ăn lòng khi cá còn tươi.
Màng đen, hoặc trắng ở bụng cá
Lớp màng này có vai trò bao bọc, bảo vệ hệ thống nội tạng của cá. Lớp màng chứa các chất béo và nhiều vi khuẩn không tốt. Do đó, cần loại bỏ lớp màng này khi mổ cá để làm sạch chất độc tồn dư và không gây tanh, hôi cho phần thịt.
Não cá
Não cá là nơi chứa nhiều chất béo có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên không nên ăn não cá do đây là bộ phận chứa nhiều kim loại từ môi trường, nhất là với cá lớn sống lâu năm tích tụ nhiều thủy ngân, dễ gây ngộ độc
Thậm chí nhiều người còn bỏ bộ phận này đi khi mổ gà. Chỉ cần chế biến đúng cách sẽ thành món ăn rất hấp dẫn, đặc biệt là trên bàn nhậu.
Nguồn: [Link nguồn]