Cà đắng hoa hậu H'Hen Niê vừa làm món ăn có phải là cà dại?

Mới đây, H'Hen Niê đã tung ra một clip nấu ăn, mà lại là các món rất lạ ở Đắk Lắk quê nhà của cô, trong đó có món ăn chế biến từ quả cà đắng. Cà đắng là loại trái gắn liền với văn hóa ẩm thực, là món ăn đãi khách quý của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trong đó có dân tộc Ê đê, M'Nông...

Một trong những món ăn "thần thánh", dân dã mà hoa hậu H'Hen Niê vừa làm trong dịp về quê mới đây là món cà đắng hầm thịt trâu. Với clip làm món ăn dân dã, truyền thống này, hoa hậu H'Hen Niê đã nhận được biết bao lời xuýt xoa khen ngợi của fan và cộng đồng mạng.

Hoa hậu H'Hen Niê trong một khuôn hình trong clip làm các món ăn dân tộc Ê đê, trong đó nguyên liệu không thể thiếu là cà đắng. Ảnh: internet.

Hoa hậu H'Hen Niê trong một khuôn hình trong clip làm các món ăn dân tộc Ê đê, trong đó nguyên liệu không thể thiếu là cà đắng. Ảnh: internet.

Là món ăn nổi tiếng, không thể thiếu của đồng bào Tây, vậy cà đắng là loại cà trồng trong vườn, trong rẫy hay là cà mọc dại, mọc trong rừng?

Cà đắng là một loại cà dại, không do người dân chủ ý trồng thành hàng hóa mà chúng vốn mọc nhiều trong rừng, trên nương rẫy của người đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu có cà đắng ăn tại chổ mà không phải lên nương, vào rừng hái mà nhiều gia đình hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã di thực cây cà đắng từ rừng về trồng trong vườn nhà.

Cận cảnh lá, quả, hoa cây cà đắng. Ảnh: internet.

Cận cảnh lá, quả, hoa cây cà đắng. Ảnh: internet.

Quả cà đắng to hơn cà pháo và thường hơi dài ra, quả có màu xanh đặc trưng, cuống quả lại có gai nhọn nên cũng dễ nhận biết. Nó được xem là một trong những món ngon Tây Nguyên.

Có thể kể đến một số món ăn ngon của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên mà nguyên liệu chính không thể thiếu đó là món cà đắng.

Món canh thụt cà đắng của đồng bào dân tộc M'Nông ở tỉnh Đắk Nông có thêm đọt mây rừng. Ảnh: Báo Đắk Nông.

Món canh thụt cà đắng của đồng bào dân tộc M'Nông ở tỉnh Đắk Nông có thêm đọt mây rừng. Ảnh: Báo Đắk Nông.

Điển hình là món cà nắng nấu là mì (ngoài Bắc gọi là lá sắn), món này có thể thêm thịt hoặc cá khô; gỏi cà đắng gồm cà đắng trộn với lạc, mè rang, cá khô chiên, nướng xé nhỏ cộng với gia vị; cà đắng om cá suối hoặc ếch đồng, nhái núi; cà đắng hấp chân giò; cà đắng nấu với thịt gà...

Hoa hậu H'Hen Niê là dân tộc Ê đê, sinh năm 1992 tại buôn Sứt M’đưng, xã Cư Suê, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk đương nhiên là người "nghiện" ăn các món ăn dân tộc chế biến từ trái cà đắng.

Từ loài cây dại mọc hoang trên nương rẫy, trong rừng, cà đắng được nhiều hộ gia đình di thực về trồng trong vườn để hái trái chế biến thành nhiều món ăn ngon. Cà đắng cho trái quanh năm. Hiện nay, ở các chợ khu vực Tây Nguyên, tại các gian hàng bán đồ thực phẩm, rau, củ, quả nhiều người dễ dàng mua được cà đắng. Ở khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc cà đắng hiện nay được cho là một đặc sản. Ảnh: Du lịch Tây Nguyên.

Từ loài cây dại mọc hoang trên nương rẫy, trong rừng, cà đắng được nhiều hộ gia đình di thực về trồng trong vườn để hái trái chế biến thành nhiều món ăn ngon. Cà đắng cho trái quanh năm. Hiện nay, ở các chợ khu vực Tây Nguyên, tại các gian hàng bán đồ thực phẩm, rau, củ, quả nhiều người dễ dàng mua được cà đắng. Ở khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc cà đắng hiện nay được cho là một đặc sản. Ảnh: Du lịch Tây Nguyên.

Cà đắng cũng là một trong những loại rau quả rừng được đồng bào dân tộc M'Nông ở Tây Nguyên ưa chuộng và chế biến thành nhiều món ngon, trong đó nổi tiếng là món canh thụt. Canh thụt cà đắng gồm những nguyên liệu như cá suối, thịt heo, thịt gà và cà đắng. Gọi là canh thụt cà đắng bởi món này được nhồi vào ống lồ ô rồi nướng trên bếp lửa.

Món canh thụt của đồng bào M'Nông ở tỉnh Đắk Nông ngoài cá, thịt, cà đắng thì còn thêm một nguyên liệu khác là đọt mây rừng.

Món canh thụt cà đắng của đồng bào dân tộc M'Nông Tây Nguyên. Ảnh: internet.

Món canh thụt cà đắng của đồng bào dân tộc M'Nông Tây Nguyên. Ảnh: internet.

Đồng bào K'Ho ở tỉnh Lâm Đồng có cách chế biến cà đắng riêng, đó là món cà đắng nấu với da trâu khô hong gác bếp. 

Ngoài đồng bào dân tộc thiểu số Ê đê, M'Nông, K'Ho ở Tây Nguyên lấy cà đắng làm món ăn thì đồng bào dân tộc Thái, Mường ở Tây Bắc cũng coi cà đắng là đặc sản để chế biến thành nhiều món ăn dân tộc truyền thống.

Công dụng của cà đắng

Theo quan niệm, kinh nghiệm của đồng bào dân tộc thiểu số Ê Đê, C'Ho, M'Nông...ăn cà đắng tốt cho sức khỏe, vị đắng của cà đắng có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp chống chọi, phòng ngừa một số loại bệnh, trong đó có một số bệnh đường tiêu hóa...

Nguồn: [Link nguồn]

”Kinh hồn bạt vía” với đặc sản sâu béo núc - “cực phẩm” ở Tây Nguyên

Những con sâu muồng béo núc, đậu chi chít trên lá cây khiến nhiều thực khách không khỏi rùng mình, khiếp sợ. Thế nhưng,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đông Hoàng ([Tên nguồn])
Đặc sản 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN