Bún chìa đặc sản Đắk Lắk, món ăn đáng để bạn thưởng thức trong đời và tự tay làm tại nhà

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Bên cạnh những món ăn nổi tiếng như gà nướng Bản Đôn Đắk Lắk, cơm lam, măng đắng… thì bún chìa cũng là một loại đặc sản được nhiều người yêu mến.

Nhắc đến phố núi Buôn Ma Thuột của Đắk Lắk người ta sẽ nghĩ ngay đến những ly cà phê thơm nồng, đậm hơi thở xứ cao nguyên. Thế nhưng phố núi tuyệt vời này còn có vô vàn món đặc sản hấp dẫn khác mà bạn nhất định phải thưởng thức, một trong số đó chính là món bún chìa, đặc sản ngon nức tiếng tại đây.

Bún chìa có gì đặc biệt?

Sỡ dĩ nó có tên gọi là bún chìa vì thành phần chính của món ăn là chiếc giò chìa lợn rất to ở giữa tô. Bún chìa Buôn Ma Thuột còn được biết đến với cái tên khác là bún giò chìa, bởi nó có nước dùng khá giống với bún bò Huế.

Bún chìa, món ăn độc đáo với cái tên gây tò mò của Buôn Ma Thuột. Ảnh: Nguyễn Minh Tâm

Bún chìa, món ăn độc đáo với cái tên gây tò mò của Buôn Ma Thuột. Ảnh: Nguyễn Minh Tâm

Tuy nhiên, nguyên liệu thì lại khác biệt, người ta không dùng thịt bò mà phần giò chìa là tảng thịt ở phía chân sau con lợn. Phần này có nhiều nạc, khi ninh xong rất mềm, béo ngậy, không bị bở.

Cách chế biến bún chìa

Nguyên liệu

Bún tươi, xương bò hoặc xương heo, thịt bắp bò, chân giò heo, mắm ruốc Huế, gừng, hành tím, củ hành tây, tỏi, sả, ớt bột, đường phèn, muối, hạt nêm, nước mắm, màu dầu điều, sa tế. Rau ăn kèm là chang, ớt, rau quế, giá đỗ, bắp chuối bào, rau muống…

Cách làm

Xương bò, bắp bò rửa sạch với nước và rượu trắng. Sau đó rửa sạch bằng nước sôi trong 5 phút để loại bỏ hết bụi bẩn. Sau khi làm sạch, bạn nướng xương cho đến khi có màu nâu.

Cách nướng xương như thế khi nấu nước sẽ rất thơm. Tiếp đến, bạn bóc vỏ tỏi và một ít hành tím, băm nhuyễn. Sả rửa sạch, băm nhỏ. Gừng rửa sạch, gọt vỏ và thái lát. Gọt vỏ hành tây và hành tím còn lại. Nướng tất cả mọi thứ cho đến khi chín vàng như xương, để khi nấu, nước dùng sẽ rất thơm và hấp dẫn.

Sau đó, bạn cho 2,5 lít nước, thêm hành tây, gừng, xương, bắp bò, chân giò, sả, nêm 1 thìa muối vào nồi đun sôi trong 2 giờ trên lửa vừa. Lưu ý thường xuyên vớt bọt để giữ cho nước trong.

Bún chìa còn được biết đến với cái tên khác là bún giò chìa, bởi nó có nước dùng khá giống với bún bò Huế.

Bún chìa còn được biết đến với cái tên khác là bún giò chìa, bởi nó có nước dùng khá giống với bún bò Huế.

Bạn làm nóng chảo với 2 thìa dầu, phi thơm hành, tỏi và sả băm. Khi các nguyên liệu đã vàng đều thì cho 3 thìa ớt bột và 4 thìa dầu điều vào. Cho 1 thìa đường, 1 thìa nước mắm vào xào thêm 3 phút nữa thì tắt bếp.

Sau khi đun sôi vừa đủ, vớt bắp bò và chân giò ra cho vào nước lạnh để thịt trắng và thơm ngon. Sau đó cắt thịt và chân giò sao cho vừa ăn rồi để riêng.

Mắm tôm Huế hòa tan trong 1 bát nước. Khuấy đều và để cặn lắng xuống. Cho nước mắm trên vào nồi nước dùng và lọc để loại bỏ cặn. Rồi bỏ đường phèn, bột nêm, nước mắm, muối vào nồi nước dùng để nước dùng đậm đà, thơm ngon.

Cho 2/3 lượng sa tế đã chuẩn bị vào nồi nước dùng. Vậy là bạn đã hoàn thành xong nồi bún chìa vừa thơm vừa béo, đậm đà hương.

Bạn cho bún, rau và thịt vào tô. Từ từ đổ nước dùng lên bún cho đến khi ngập mặt bún. Thêm chút sa tế và chanh ớt là tô bún giò bò vô cùng thơm ngon đã sẵn sàng để thưởng thức.

Sau khi sơ chế sạch, mắt cá ngừ đại dương được đem hầm trong thố sành cùng một vài gia vị như hạt tiêu, ớt, hành tím và gừng tươi, tạo thành thứ đặc sản thơm ngon, hấp dẫn ở Phú Yên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đinh Huế (t/h) ([Tên nguồn])
Đặc sản 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN