Bốn bộ phận của nồi cơm điện cần làm sạch thường xuyên
Mọi người thường chỉ rửa lòng nồi cơm điện nhưng thực tế có nhiều bộ phận bên trong rất bẩn, ẩn chứa vi khuẩn, côn trùng nên phải thường xuyên làm sạch.
Vì thế, có bốn vị trí cần làm sạch.
Van xả
Nước cơm thường xuyên tràn ra khỏi cửa thoát khí. Nếu bộ phận này không được làm sạch kịp thời sẽ sản sinh vi khuẩn Salmonella, E.coli, tụ cầu vàng và chất gây ung thư Aflatoxin. Những vi khuẩn này sẽ rơi xuống lòng nồi vào lần nấu tiếp theo, làm ô nhiễm thực phẩm và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Nhiều người còn hay sử dụng nồi cơm điện để hầm thịt. Nước súp rau củ và dầu mỡ ở lỗ thông hơi sẽ tạo ra môi trường vi khuẩn phức tạp. Dầu mỡ cũng có thể làm tắc lỗ thông hơi, gây cháy nổ.
Hiện nay, nhiều thương hiệu nồi cơm điện thiết kế nắp lỗ thoát hơi có thể tháo rời để dễ dàng vệ sinh. Hãy tháo ra, rửa sạch và lau khô, lưu ý làm nhẹ nhàng.
Nắp nồi
Nắp nồi cơm điện cũng là bộ phận thường bị bỏ qua khi vệ sinh. Nước cơm và súp rau củ còn sót lại tích tụ trong vòng cao su sẽ sản sinh ra một lượng lớn vi khuẩn và nấm mốc. Khi đun nấu hơi nước kết hợp có thể tạo thành chất nhớt màu đen ẩn bên trong vòng cao su. Đến khi mở nắp, nước này chảy ra làm bẩn thực phẩm.
Vì thế, cách một vài ngày hãy tháo nắp nồi ra để vệ sinh cho sạch sẽ. Nếu là loại không tháo được thì dùng tăm bông nhúng baking soda và giấm trắng lau vài lần để loại bỏ các vết bẩn.
Cần thường xuyên vệ sinh cả lòng nồi, van xả, mâm điện. Ảnh: Pruce
Hộp chống tràn
Một số nồi cơm điện còn được trang bị hộp đựng nước chống tràn. Vị trí này khuất, nước cơm chảy ra không được vệ sinh sạch sẽ tích tụ gây mùi ôi thiu khó chịu, sản sinh vi khuẩn, nấm mốc. Đôi khi, các loại côn trùng như gián sẽ chui vào hộp này.
Vì thế, đừng bao giờ đợi đến khi hộp chống tràn đầy rồi mới đổ nước. Hãy rửa sạch sẽ sau mỗi ngày.
Mâm điện
Trong quá trình sử dụng, vụn thức ăn, gạo hoặc cơm có thể rơi xuống mâm điện. Nếu không được làm sạch kịp thời, những hạt này có thể bị cháy do tác động của nhiệt độ, tạo ra những vết bẩn trên tấm dẫn nhiệt, từ đó ảnh hưởng tới khả năng truyền nhiệt, làm cho nồi hoạt động không hiệu quả và tốn nhiều điện hơn. Những bụi bẩn này ngoài khiến cơm khó chín ngon, còn có thể gây chập điện.
Vì thế cần thường xuyên vệ sinh nâm điện bằng cách dùng bàn chải mềm để loại bỏ bụi bẩn, các vết cháy xém. Sau đó dùng khăn mềm ẩm để lau khô hoàn toàn trước khi sử dụng.
Nguồn: [Link nguồn]
Mít là món ăn khoái khẩu của nhiều chị em. Tuy nhiên, ngại nhất là khi gọt mít bị dính nhựa. Vậy phải làm sao để xóa tan nỗi ám ảnh này?