Bỏ ngay món rau muống nếu bạn thấy dấu hiệu này

Sự kiện: Mẹo vặt nấu ăn

Xin cung cấp thêm một dấu hiệu nhận biết rau muống có tồn dư thuốc trừ sâu nhiều để nếu gặp phải, bạn biết xử trí, giữ gìn sức khỏe cho gia đình và bản thân.

Rau muốn là loại rau được người Việt ưa thích. Ảnh minh họa

Rau muốn là loại rau được người Việt ưa thích. Ảnh minh họa

Rau muống là loại rau được rất nhiều người yêu thích và luôn xuất hiện trong các bữa ăn của người Việt. Song vì quá quen thuộc và phổ biến nên nhiều người không để ý đến việc lựa chọn rau muống sao cho ngon và an toàn.

Trên thực tế, rau muống là loại thân rỗng, dễ hấp thu kim loại nặng có trong nước, nhất là chì. Nếu ăn phải rau muống nhiễm chì trong một thời gian dài, chì sẽ tích tụ trong các cơ quan như não, thận, gan, xương tủy, hồng cầu... gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.

Nhiễm chì mãn tính có thể khiến suy nhược thần kinh, thiếu máu, loãng xương, canxi hóa sớm... Nhiễm chì mãn tính có thể làm cho trẻ em chậm lớn, kém thông minh... Còn phụ nữ đang mang thai nhiễm chì có thể sinh con dị dạng.

Ngoài ra, rau muốn còn hay bị tồn dư lượng thuốc trừ sâu trên thân, lá khiến người ăn bị ngộ độc. Do vậy, việc tìm hiểu những dấu hiệu rau muống không an toàn được nhiều bà nội trợ chú ý.

Dấu hiệu cho thấy rau muống không an toàn.

Dấu hiệu cho thấy rau muống không an toàn.

Chuyên gia Nguyễn Đức Phường (Đại học Quốc gia Hà Nội), cung cấp thêm cho chúng ta dấu hiệu rau muốn chứa nhiều thuốc trừ sâu như sau.

Khi luộc rau muống lên, vắt chanh mà không thấy nước rau đổi từ màu xanh sang màu vàng thì hãy cẩn thận. Bởi trong nước rau muống có chứa một lượng kiềm Ca(OH)2, chất diệp lục phản ứng như chất chỉ thị màu. Khi tiếp xúc với chanh có chứa lưỡng axit hữu cơ lớn (8% là axit citric) sẽ làm thay đổi nồng độ axit của nước luộc rau, khiến nước chuyển từ màu xanh sang vàng hoặc đỏ, tùy theo nồng độ axit.

Nếu nước rau không chuyển màu có nghĩa là nồng độ thuốc trừ sâu quá nhiều, làm mất tác dụng của axit có trong chanh.

Chuyên gia cảnh bảo, nếu thấy hiện tượng này, tốt nhất bạn nên đổ ngay món rau đi, để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Dưới đây là cách chọn rau muống an toàn mà người tiêu dùng cần phải biết:

- Rau nhiễm chì: Rau muống nhiễm chì có lá màu xanh đen do hấp thụ quá nhiều kim loại nặng trong đó có chì. Thân rau muống to hơn bình thường và khi rửa rau nổi bong bóng quá nhiều, đặc biệt cọng rau muống rất dai, có một vài vết sần trên thân và lá, không được tự nhiên.

Rau muống nhiễm chì dù là luộc hay xào khi ra nước để nguội, nước rau sẽ đổi thành màu xanh đen và có vẩn đen, khi ăn có vị chát, không ngọt, mùi hơi hắc.

Rau muốn ngon có ngọn nhỏ, cứng, khi ngắt có vết nhựa loãng ở cuống rau.

Rau muốn ngon có ngọn nhỏ, cứng, khi ngắt có vết nhựa loãng ở cuống rau.

- Rau muống bị phun nhiều thuốc trừ sâu: Rau trông xanh non, cây dài, tuy nhiên thân quá giòn, dễ gẫy. Khi ngắt cuống rau không có vết nhựa. Rau để được lâu, ít héo. Lá rau đồng đều, không hề có dấu vết bị sâu hay côn trùng cắn.

Rau muống chống ung thư, chữa nhiều bệnh tốt như ”thần dược”

Rau muống là món ăn quá quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Thế nhưng ít ai biết rằng loại rau này...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Khôi ([Tên nguồn])
Mẹo vặt nấu ăn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN