Bỏ ngay 10 sai lầm này kẻo lãng phí thực phẩm, tốn thêm tiền chi tiêu
Nếu mắc những sai lầm dưới đây bạn nên sửa ngay vì nếu tiếp tục bạn sẽ tự biến căn bếp của mình thành thủ phạm lớn nhất gây lãng phí tiền bạc.
Không rút phích cắm các thiết bị khi không sử dụng
Nhiều người thường không rút phích cắm các thiết bị điện trong phòng bếp như lò vi sóng, lò nướng, ấm đun nước… khi không sử dụng vì nghĩ sẽ không tốn điện. Thực tế, cho dù không hoạt động thì chúng vẫn tiêu hao điện năng nếu bạn vẫn cắm phích điện. Với các thiết bị nhỏ như máy nướng bánh mỳ, máy pha cà phê hoặc ấm pha trà, nếu không muốn rút từng thiết bị bạn có thể thiết kế một dải điện nguồn để chỉ cần bật, tắt công tắc là được.
Cắm cơm lâu trước giờ ăn
Không ít người có thói quen cắm cơm trước giờ ăn từ 1-2 tiếng đồng hồ, có những hôm cắm một bữa ăn cả ngày vì nồi có chế độ ủ nóng. Việc ủ cơm giữ nhiệt như vậy tốn một lượng điện năng đáng kể. Tốt nhất bạn nên cắm cơm trước khi ăn 45 phút và cắm bữa nào ăn ngay bữa đó để vừa tiết kiệm điện vừa tốt cho sức khỏe.
Tắt/bật tủ lạnh thường xuyên
Nhiều người tưởng rằng việc tắt/bật tủ lạnh thường xuyên sẽ giúp tiết kiệm điện trong thời gian tủ lạnh không hoạt động nhưng thực tế đây là cách sử dụng gây tổn hao nhiều tiền điện bởi mỗi lần khởi động sẽ tốn một lượng điện lớn. Trong trường hợp lâu ngày không dùng thì bạn mới nên ngắt nguồn điện tủ lạnh.
Chất quá đầy thức ăn hoặc để tủ lạnh quá trống
Bạn hãy nhớ luôn giữ cho tủ lạnh và tủ đông đầy khoảng 75% dung tích, không nên chất quá nhiều thực phẩm hay để trống tủ. Ảnh minh họa.
Tủ lạnh quá đầy hoặc quá trống đều ảnh hưởng đến độ lạnh bên trong và khiến thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Để tủ lạnh quá đầy, chật chội sẽ ngăn cản sự lưu thông khí lạnh, dẫn đến làm lạnh kém hiệu quả, tốn điện. Ngược lại những khoảng trống trong tủ lạnh sẽ khiến tủ lạnh phải chạy nhiều hơn để duy trì nhiệt độ thấp. Bạn hãy nhớ luôn giữ cho tủ lạnh và tủ đông đầy khoảng 75% dung tích. Ngoài ra bạn nên sử dụng loại tủ tiết kiệm năng lượng và mua theo nhu cầu sử dụng của gia đình, đừng nên mua tủ quá lớn mà không sử dụng hết.
Đặt thức ăn nóng vào tủ lạnh
Đặt thức ăn có nhiệt độ cao vào tủ lạnh sẽ khiến hơi nóng tỏa ra làm ấm không khí bên trong. Khi đó máy nén của tủ lạnh phải làm việc nhiều hơn để làm mát không khí, gây lãng phí điện năng. Vì vậy bạn nên làm nguội thức ăn trước đi đặt chúng vào tủ lạnh để tiết kiệm điện năng cho tủ.
Chỉ chú ý đến “sử dụng tốt nhất trước” trên nhãn thực phẩm
Đối với nhiều thực phẩm, nhãn “sử dụng tốt nhất trước” (best by) chỉ cho biết thời điểm đồ ăn có thể đạt chất lượng cao nhất. Sau thời điểm đó, thực phẩm không còn chất lượng tốt nhất nhưng không có nghĩa là nó bị hỏng và gây hại sức khỏe. Do đó bạn chưa cần thiết phải vứt bỏ nó, gây lãng phí thực phẩm.
Sử dụng túi zip và khăn giấy dùng 1 lần
Thay thế túi Zip dùng 1 lần bằng hộp đựng có thể tái sử dụng giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền đáng kể. Ảnh minh họa.
Dù rất tiện dụng nhưng túi zip và khăn giấy dùng 1 lần chính là 2 trong số những thứ gây lãng phí tiền lớn nhất trong căn bếp vì chúng có giá thành khá đắt. Hơn nữa sử dụng những sản phẩm này thường xuyên trong nhà bếp còn gây ảnh hưởng đến môi trường. Hãy thay thế bằng khăn vải và hộp đựng bằng nhựa hoặc thủy tinh vì chúng có thể tái sử dụng.
Bảo quản thực phẩm sai cách
Trái cây tươi và rau xanh có thời gian sử dụng ngắn. Nếu không biết cách bảo quản thì rau củ rất dễ bị thối hỏng, phải vứt đi, chẳng khác nào bạn đang ném tiền qua cửa sổ. Vì thế bạn nên tìm hiểu loại rau nào cần bảo quản trong tủ lạnh, thực phẩm nào có thể cất giữ bên ngoài để tránh lãng phí tiền bạc.
Lạm dụng chảo chống dính
Chảo chống dính rất tiện lợi nhưng nếu bạn nấu ở nhiệt độ cao (trên 200 độ C) thì chảo gang lại là lựa chọn tốt nhất. Để chảo chống dính tiếp xúc liên tục với nhiệt độ cao thì chảo sẽ rất nhanh hỏng. Do vậy bạn chỉ nên sử dụng chảo chống dính với các loại thực phẩm yêu cầu nhiệt độ trung bình và thấp.
Còn một cách khác cũng nguy hiểm không kém là dùng đồ kim loại để đảo, cọ xát lên mặt chảo chống dính. Bạn hãy sửa ngay những thói quen tai hại trên để bảo vệ túi tiền cũng như bảo vệ sức khỏe.
Không dán nhãn cho thức ăn thừa
Hãy dán nhãn có ghi cụ thể ngày tháng đặt vào tủ lạnh cho đồ ăn thừa để tránh phải vứt bỏ đồ ăn hết hạn. Ảnh minh họa.
Hãy dán nhãn có ghi cụ thể ngày tháng đặt đồ ăn thừa vào tủ lạnh. Cách làm này đảm bảo chúng ta luôn sử dụng hết đồ ăn trong thời hạn mà không phải bỏ đi vì trót quên. Tương tự nếu bạn không muốn rơi vào tình trạng lãng quên đồ ăn hoặc vứt nhầm thực phẩm vẫn còn sử dụng được thì hãy nhớ dán nhãn cụ thể cho chúng trước khi đông lạnh.
Nguồn: [Link nguồn]
Để kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm, nhiều người thường bỏ chúng vào ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên với trứng,...