Bình Định: Thứ gỏi cá được ví như "sushi" phiên bản Việt, tươi rói, giòn tan, nồng nàn vị biển

Gỏi cá mai là một trong những món ăn hấp dẫn nhất Quy Nhơn, được ví như đặc sản sushi phiên bản Việt. Thịt cá mai sau khi được rút xương trong suốt, tươi rói, giòn tan, nồng nàn hương vị biển.

Đến Quy Nhơn, du khách không chỉ bị lạc lối bởi cảnh đẹp hút hồn mà còn bị hấp dẫn bởi những món ăn địa phương đặc sắc, thơm ngon và bổ dưỡng, trong đó, món gỏi cá mai được đánh giá về độ "độc lạ".

Bình Định: Thứ gỏi cá được ví như "sushi" phiên bản Việt, tươi rói, giòn tan, nồng nàn vị biển - 1

Khi ăn vắt xíu chanh, rồi bỏ vào miếng bánh tráng đã được nhúng, gắp thêm rau sống bao gồm các loại rau như: chuối chát, thì là, rau thơm, xà lách, và mấy sợi xoài chua chua ngọt ngọt... Nước chấm không chê vào đâu nhé, xì dầu pha sả ớt tỏi cay cay và tương đậu xay nhuyễn thơm phức.

Quy Nhơn là nơi có khung cảnh thiên nhiên hòa quyện giữa rừng núi hùng vĩ và biển cả bao la, tạo ra sự đan xen giữa các hệ sinh thái đa dạng, cung cấp sản vật vùng miền vô cùng phong phú, hấp dẫn rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Bình Định: Thứ gỏi cá được ví như "sushi" phiên bản Việt, tươi rói, giòn tan, nồng nàn vị biển - 2

Ẩm thực Quy Nhơn mang tính chất đặc trưng của vùng miền, thể hiện qua hương vị riêng biệt với những món ăn cay, mặn và ít dầu mỡ. Gỏi cá mai trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết bởi sự vị lạ đặc trưng, khó ở nơi nào có được.

Bình Định: Thứ gỏi cá được ví như "sushi" phiên bản Việt, tươi rói, giòn tan, nồng nàn vị biển - 3

Gỏi cá mai là một trong những món cá thông dụng và nổi tiếng của vùng này. Cá mai có hình dạng tương tự cá cơm, nhưng có vảy và mỏng hơn. Thịt cá mai có vị ngọt, giòn, không tanh nên rất thích hợp làm gỏi. Tùy theo kích cỡ cá mà người làm rút xương. Nếu cá lớn bằng hai ngón tay thì phải rút hết xương, nếu nhỏ hơn thì chỉ cần rút nửa xương phía bụng, để lại chút xương đuôi nhấm nháp.

Cá phải thật tươi, từng thớ thịt còn óng ánh màu biển thì mới đạt “chuẩn” đầu tiên để có món gỏi ngon. Cái khéo nhất của người làm cá mai được trổ ra ở công đoạn rút xương cá. Con cá chỉ lớn hơn đầu đũa chút đỉnh phải được bóc tách bằng tay thế nào để khi ăn không có cảm giác bị dập và nát. Sau khi bỏ đầu, ruột, đánh vảy, rút xương, cá được ngâm vào thau nước đá lạnh pha muối hột để thớ thịt thêm săn chắc và đậm đà.

Phần chuẩn bị gia vị, nước chấm, rau ăn kèm cũng khá tỉ mỉ. Thông thường, gỏi cá mai có 2 chén nước chấm là xì dầu pha sả ớt và tương. Khó nhất là cách chế biến nước tương với đậu phộng rang xay nhuyễn đun liu riu lửa với cà chua, ớt trái lớn, gia vị. 

Thứ nước chấm thần thánh "vừa đủ" khi chấm gỏi cá mai.

Thứ nước chấm thần thánh "vừa đủ" khi chấm gỏi cá mai.

Bình Định: Thứ gỏi cá được ví như "sushi" phiên bản Việt, tươi rói, giòn tan, nồng nàn vị biển - 5

Độ ngon của nước tương ăn gỏi cá mai phải gói gọn trong hai chữ – vừa đủ. Vừa đủ vị béo của đậu phộng, vừa đủ độ chua chua của cà chua, cay cay của ớt, hay vị ngọt của đường, mặn của mắm muối. Ớt, tỏi, sả, riềng được xay mịn, trộn đều thấm ướp vào từng con cá tỏa ra mùi thơm ngát.

Bình Định: Thứ gỏi cá được ví như "sushi" phiên bản Việt, tươi rói, giòn tan, nồng nàn vị biển - 6

Món gỏi cá mai sẽ chông chênh nếu thiếu đĩa rau màu sắc với bông chuối chát, chuối chát non, khế chua, xoài sống, cà chua xanh, rau thơm, dưa leo, đọt lộc vừng, lá giang đất… Thưởng thức bằng cách lấy bánh tráng sống, chín, gắp đũa rau, miếng cá đã trộn chanh, gia vị… cuốn lại chấm xì dầu hoặc tương đã pha chế. Đây có lẽ là món gỏi sẽ khiến thực khách ấn tượng và khó quên nếu đã hơn một lần được thưởng thức khi đến với Quy Nhơn.

Những món ăn làm nên thương hiệu ẩm thực ở miền đất võ Bình Định

Bún chả cá, bánh xèo tôm nhảy hay bún nem là những món ăn dân dã được lòng thực khách khi tới thăm miền đất võ Bình...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Đức ([Tên nguồn])
Đặc sản 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN