Bí quyết làm món măng khô hầm chân giò trong veo, thơm nức trong mâm cỗ Tết
Canh măng khô hầm chân giò là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết truyền thống của người dân Việt.
Món măng khô hầm chân giò cũng là món ăn yêu thích của nhiều gia đình bởi nguyên liệu gần gũi và cách nấu không quá khó. Món ăn giản dị này có mùi thơm của măng khô kết hợp với vị béo ngậy của chân giò tạo nên hương vị đặc trưng.
Canh măng khô hầm chân giò là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết truyền thống của người dân Việt. Món măng khô hầm chân giò cũng là món ăn yêu thích của nhiều gia đình bởi nguyên liệu gần gũi và cách nấu không quá khó.
Nguyên liệu làm món măng khô hầm chân giò
- Măng nứa hương: 250 gr
- Móng giò: 2 cái chặt vừa miếng (nếu bạn thích ăn thịt thì mua 1 móng giò và 300 gr thịt chân giò )
- Sườn: 400 gr chặt vừa ăn
- Mộc nhĩ: 15 gr ngâm mềm rửa sạch bỏ gốc, cắt miếng vừa ăn
- Nấm hương: 10 gr ngâm mềm cắt bỏ chân rửa sạch
- Hành khô: 2 củ
- Nước mắm ngon: 3 thìa
- Hành tươi, rau mùi
- Muối hạt
Cách nấu măng khô hầm chân giò:
Ngâm măng và luộc thật kỹ
- Món ăn này quan trong nhất là khâu làm sạch măng. Ngâm trước khi luộc 2 ngày, thay nước và rửa măng 3 lần/ngày sau đó cho vào nồi to luộc nhiều nước.
- Luộc sôi để 10 phút thì đổ ra rổ xả kĩ hết nước vàng (làm 5,6 lần cho đến khi xả thấy nước trong là được). Xóc qua măng với chút nước mắm và muối cho ngấm.
- Đun nồi nước cho vào 1 thìa canh muối, nước sôi cho sườn chần trước, sau đó là chần móng giò bỏ ra rửa thật sạch sườn và móng (chú ý: cạo thật sạch lông và màng ở kẽ móng ...)
- Cho sườn và móng vào nồi áp suất cùng hành bóc sạch vỏ, nước mắm, 1 thìa canh muối, 1,5 lít nước. Đặt lên bếp sôi 10 phút, để 15' cho nồi xả hết hơi. Mở nắp cho măng vào đun sôi tiếp 15 phút, canh nồi xả hết hơi thì mở ra cho mộc nhĩ nấm hương vào đun sôi lại là được.
- Nấu kiểu truyền thống phải đun 4-5 tiếng mới được 1 nồi măng thì hầm nồi áp suất là một lựa chọn thông minh. Nước hầm trong, măng ngấm gia vị và nước thịt nên rất đậm đà.
Măng khô hầm chân giò thơm nức không thể thiếu trong mâm cỗ Tết
Với lượng măng và móng sườn trên có thể múc được 4 bát như hình.
Lưu ý khi làm măng khô hầm chân giò:
Với món măng hầm chân giò và sườn này, nước ninh xương đã rất béo rồi nên không cần phải xào qua măng, sẽ dư thừa lượng dầu mỡ và nước canh bị đục.
Chúc các bạn thành công với món măng khô hầm chân giò!
*Hình ảnh và công thức do FB Trần Minh Hòa thực hiện.
Món chân giò ngâm sả ớt là món ăn ngày Tết ưa thích, chinh phục mọi người bằng vị đậm đà chua ngọt, chống ngán.
Nguồn: [Link nguồn]