Bí quyết đơn giản khiến Mạnh Trường không thể "ngã lòng" trước các mỹ nhân showbiz Việt được tiết lộ tinh tế thế này
Là mẹ của những đứa con xinh đẹp, mạnh khỏe, dù bận việc bà xã Mạnh Trường vẫn luôn làm căn bếp ấm áp nhờ những món ăn ngon.
Đó được coi là một trong những bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình, bí quyết luôn được chồng yêu thương khi sống với một người đàn ông được nhiều phụ nữ hâm mộ như Mạnh Trường.
Sinh con nhỏ chưa lâu, Phương Phạm - bà xã của nam diễn viên Mạnh Trường vẫn liên tục vào bếp làm những món ngon cho gia đình.
Mới đây, cô khoe món bún thang rất hấp dẫn tự tay mình làm và chia sẻ: "Cuối tuần lại thèm cái món như chơi đồ hàng".
Người đẹp còn chia sẻ công thức cho các chị em. Không ít người đã khen vợ Mạnh Trường đã xinh đẹp, giỏi giang lại khéo tay bếp núc. Không ít bạn bè còn nhận xét rằng bận con nhỏ mà Phương Phạm vẫn làm được món cầu kỳ, công phu như thế này, quả là đảm đang. Món ăn của mẹ bỉm nổi tiếng làng giải trí miền Bắc nhìn đã thấy hút mắt, đầy màu sắc.
Bát bún thang cô làm trông rất chất lượng, đã "full topping" đã đời lại nhiều màu sắc hút mắt, đầy đủ các món gia vị ăn kèm trông chẳng kém nhà hàng.
Bún thang là món ăn đậm dư vị Hà Nội. Món ăn với rất nhiều nguyên liệu nhưng vẫn mang hương vị thanh tao, chứa đựng nét tinh hoa ẩm thực của người dân Hà thành.
Một tô bún thang chuẩn vị gồm có bún, gà luộc, trứng tráng, giò lụa, tôm nõn, nấm hương, củ cải khô... Vợ Mạnh Trường đã chuẩn bị rất đầy đủ các nguyên liệu.
Nước dùng bún thang thường gồm nước gà luộc, xương ninh. Phương Phạm còn cho thêm rất nhiều nấm hương thơm lừng.
Bà xã Mạnh Trường cũng sử dụng tôm khô và sá sùng, 2 nguyên liệu đặc biệt giúp nước dùng bún thang ngon ngọt hơn rất nhiều.
Củ cải khô là nguyên liệu quan trọng của món bún thang. Củ cải khô thường được rửa sạch, ngâm nước khoảng 30 phút cho nở mềm rồi vắt thật khô. Trộn củ cải khô với gia vị, đường và dấm gạo tạo vị chua ngọt nhẹ, để ít nhất 30 phút cho củ cải ngấm dấm đường.
Bên cạnh đó, không thể thiếu giò lụa, trứng tráng hay hành, răm, chanh, ớt để món bún thang thêm tròn vị, đúng chuẩn.
Thịt gà luộc đã được thái miếng nhỏ, trông vàng ươm, ngon mắt. Bạn cũng có thể xé xợi, khi ăn chỉ việc xếp vào bát cùng các nguyên liệu và chan nước dùng lên.
Làm bún thang cần sự tỉ mỉ như thịt gà xé nhỏ, giò lụa, trứng thái sợi nhỏ... Càng thái mỏng, càng chứng tỏ sự khéo tay.
Tráng và thái trứng gà sao cho mềm mại và mịn mỏng như tơ tằm. Chi tiết này dẫu nhỏ nhưng thể hiện nét tinh tế, cầu kỳ.
Là một trong những "hậu phương" đảm đang nhất nhì làng giải trí miền Bắc, bà xã Lan Phương của Mạnh Trường còn không ít lần khiến chị em tấm tắc khi khoe những mâm cơm ngon mắt trên mạng xã hội.
Đông đảo bạn bè, dân mạng cho rằng Lan Phương khéo tay thế, thảo nào mà Mạnh Trường luôn yêu chiều.
Sau khi được chồng dẫn đi chơi khắp nơi từ trong nước đến nước ngoài và khoe nhiều món ngon mà mình được thưởng thức, trở về nhà bà xã Mạnh Trường chiều chồng bằng những món rất giản dị.
Bữa tối mới đây tại nhà được cô đăng tải gồm 5 món: Cá diếc kho thịt, rau muống xào tỏi, đậu sốt cà chua, dưa cải muối chua, sấu ngâm mắm. Đây đều là những món "quốc dân" quen thuộc mang đậm hồn Việt, dễ chế biến lại cực kỳ "hao cơm".
Sấu cũng thường xuyên được sử dụng trong bữa cơm nhà Mạnh Trường, từ sấu ngâm mắm đến sấm dầm nước rau muống luộc.
Mỗi lần Lan Phương khoe bữa trưa, bữa tối nhà mình lại nhận được "cơn mưa" lời khen, toàn những món "tốn cơm" như thịt kho, cá rán, cá nấu canh chua, thịt bê xào lăn, cà dầm...
Mâm cơm luôn thịnh soạn, với đầy đủ các chất cần thiết.
Lan Phương cũng chăm chỉ đổi món cho gia đình với thực đơn đa dạng, đôi khi như những bữa tiệc nhỏ tại nhà để chồng con thưởng thức.
Bát bún ốc được làm cầu kỳ
Nhìn là biết tài ẩm thực của người chế biến.
Cô nhiều lần trổ tài nấu các món bún như bún ốc bò, bún riêu bò giò... trông ngon mắt như nhà hàng.
Đôi khi lại là những món nhậu đẹp mắt hơn cả nhà hàng.
Hoặc những món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng khiến người thưởng thức "quên lối về"
Với công thức nấu món bún thang chuẩn vị Hà Nội bạn có thể tham khảo công thức dưới đây:
Nguyên liệu nấu bún thang
Gà ta: 1 con
Giò lụa: 200g
Xương ống heo: 500g
Tôm sú: 200g
Tôm khô: 100g
Sá sùng (hoặc râu mực khô): 100g
Trứng vịt: 3 quả
Bún tươi cọng nhỏ: 1kg
Hành lá, rau răm, hành khô, gừng nướng, nấm hương, củ cải khôGia vị: nước mắm, đường cát, đường phèn, hạt nêm, giấm, mắm tôm ngon.
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gà mua về rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo.
Xương ống heo rửa sạch, để ráo.
Tôm khô nhặt bỏ bụi bẩn rồi rang sơ trong chảo nóng.
Tôm sú cắt bỏ đầu đuôi, bóc vỏ. Dùng tăm nhọn tách bỏ sợi chỉ đen trên lưng tôm rồi đem rửa sạch. Sau đó cho tôm vào cối giã nhỏ.
Hành lá, rau răm đem nhặt rồi rửa sạch với nước, để ráo rồi thái nhỏ.
Hành khô bóc vỏ, rửa sạch, thái lát.
Gừng rửa sạch, để ráo. Đem nướng cho đến khi gừng chín và có mùi thơm.
Củ cải khô ngâm nước ấm 30 phút cho nở ra rồi đem rửa lại với nước sạch. Tiếp theo, thái sợi thật nhỏ, trộn với 2 thìa giấm, 1 thìa đường, trộn đều và để 30 phút cho củ cải thấm gia vị.
Nấm hương cắt bỏ phần chân đen, rửa sạch, thái nhỏ.
Trứng vịt đánh vào bát, thêm chút hạt nêm vào, khuấy đều và để riêng.
Giò lụa thái sợi nhỏ.
Bước 2: Luộc gà
Cho gà vào nồi luộc, đến khi sôi cho 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa đường, 1 thìa muối và hành khô, gừng đã nướng thơm vào, hạ nhỏ lửa để gà chín bên trong. Sau đó vớt gà ra để nguội, dùng tay xé sợi hoặc thái miếng nhỏ.
Luộc gà với gừng nướng cho thơm. Ảnh: Hà Ly
Bước 3: Ninh xương
Xương ống heo cho vào nồi luộc qua với nước, tiếp đến cho vào nước lạnh rửa sạch vụn xương. Sau đó đổ xương vào nồi nước luộc gà ninh nhừ (khoảng 2 – 3 tiếng) để làm nước dùng. Cho sá sùng đã rang sơ hoặc râu mực mướng vào nồi để nước dùng ngon ngọt hơn.
Ninh xương để lấy nước dùng. Ảnh: Internet
Bước 4: Làm ruốc tôm
Cho chút dầu ăn vào tráng đều mặt chảo, dầu nóng già cho tôm sú đã giã vào, thêm chút nước mắm rồi rang cho tôm chín vàng, hơi khô lại thành ruốc tôm thì cho ra đĩa.
Rang tôm với nước mắm để có món ruốc tôm đậm đà, thơm ngon. Ảnh: Internet
Bước 5: Tráng trứng
Cho trứng vịt đã đánh vào chảo tráng cho thật mỏng. Trứng chín cho ra đĩa, cuộn lại rồi thái sợi nhỏ.
Trứng tráng thái sợi nhỏ. Ảnh: Hungry Huy
Bước 6: Nấu nước dùng
Khi nồi nước ninh xương đun được khoảng 1 tiếng, cho tôm khô đã rang, nấm hương, 1 viên đường phèn, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa muối và chút nước mắm vào, khuấy đều.
Tiếp tục ninh thêm 1 – 2 tiếng nữa, sau đó nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Cuối cùng cho hành lá và rau răm vào rồi tắt bếp.
Bước 7: Trình bày và thưởng thức
Khi ăn, chần bún qua nước sôi rồi cho vào tô, lần lượt xếp các loại nhân đã chuẩn bị ở trên, sau đó chan nước dùng vào là xong. Dọn kèm với mắm tôm và củ cải ngâm. Bạn có thể cho thêm chanh, ớt tươi xắt, hành phi theo ý thích.
Ăn bún thang phải có mắm tôm mới dậy vị. Ảnh: Theblogofsalt
Bí quyết để món bún thang ngon như ngoài hàng
Bên cạnh những nguyên liệu không thể thiếu như thịt gà, trứng, giò lụa, để món ăn tròn vị cần có nấm hương và củ cải khô.
Muốn nước dùng món bún thang có vị ngọt thanh, đậm đà, ngoài xương ống nên cho thêm tôm khô, sá sùng hay râu mực nướng.
Quan trọng nhất tô bún thang phải cho ít mắm tôm mới đậm đà, tăng thêm vị ngon cho món ăn.
Chúc bạn áp dụng cách nấu bún thang thành công và thưởng thức hương vị món ngon Hà Nội này với chất lượng tốt nhất nhé.
Nguồn: [Link nguồn]
Là một nghệ sĩ có lịch trình bận rộn nhưng Kim Jennie vẫn luôn tuân thủ chế độ ăn nghiêm ngặt kết hợp với tập thể dục giữ dáng.