Bí đỏ tốt cho sức khoẻ nhưng 6 sai lầm này nhất định phải tránh khi ăn
Trong số các loại quả thì bí đỏ được xếp đứng đầu về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axit hữu cơ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng bí đỏ có thể gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.
Theo Y học cổ truyền, bí đỏ có vị ngọt, tính hơi ôn. Tác dụng bổ trung ích khí, thanh nhiệt, nhuận phế, nhuận tràng, sinh tân dịch. Hỗ trợ chữa đau đầu, chóng mặt, mắt kém, viêm gan, thận yếu.
Theo y học hiện đại, vitamin A trong bí đỏ giúp cải thiện thị giác. Ruột và hạt bí đỏ có chứa nhiều vitamin E - một loại antioxidant tự nhiên giúp củng cố hệ miễm nhiễm, ngăn ngừa sự xuất hiện những nếp nhăn sớm, bảo vệ da khỏi lão hóa và cải thiện chức năng hệ tim mạch.
Ảnh minh họa
Còn 2 loại vitamin khác trong bí đỏ là vitamin K và T. Đây là những loại vitamin hiếm, có rất ít trong các thực phẩm. Vitamin K cần thiết để tổng hợp protit của máu và mô xương. Vitamin T giúp làm đông máu và tạo các tế bào máu. Nhờ đó vitamin T rất quan trọng trong việc ngăn ngừa một số dạng thiếu máu. Đồng thời, vitamin T cũng giúp tiêu hoá các thức ăn khó tiêu và ngăn ngừa béo phì. Chính do tính chất này nên những người muốn giảm cân rất thích bí đỏ.
Tuy nhiên, khi ăn bí đỏ cần tránh những điều sau đây:
Không ăn bí đỏ để lâu dễ lên men
Bí đỏ chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, nếu lưu trữ trong thời gian dài dễ khiến bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Không ăn khi bị rối loạn tiêu hóa
Một lưu ý nữa cho bạn đó là người bị rối loạn tiêu hóa hạn chế ăn bí đỏ vì hàm lượng chất xơ trong bí đỏ quá cao, không tốt cho tình trạng bệnh.
Không bảo quản trong tủ lạnh
Không bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh, tuyệt đối không bảo quản ở ngăn đá, vì nếu để lạnh bí đỏ sẽ ngả sang màu nâu vàng, không an toàn khi ăn.
Không ăn liên tục
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần. Nguyên do là trong bí đỏ chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, nếu bạn ăn nhiều, chất này không kịp tiêu hóa, sẽ dự trữ ở gan và dưới da. Do đó, sẽ khiến cho chóp mũi lòng bàn tay, bàn chân dễ có màu vàng.
Không nấu bí đỏ với dầu ăn
Không nấu với dầu ăn vì nếu sử dụng dầu ăn để rán hoặc xào bí đỏ có nghĩa là bạn đang làm giảm những dưỡng chất của chúng. Vì vậy, thay vì rán hoặc xào, bạn nên chế biến theo cách luộc, nướng hoặc hấp.
Không nấu bí đỏ với đường
Không nấu với đường vì bí đỏ được coi là thực phẩm thay thế đường đối với những bệnh nhân tiểu đường. Hãy luôn luôn nhớ, đừng bao giờ cho đường vào các món ăn được chế biến từ bí đỏ.
Ảnh minh họa
4 thực phẩm không nấu chung với bí đỏ
Khoai lang: khoai lang là thực phẩm dễ gây đầy hơi, nếu kết hợp hai thực phẩm này trong cùng một món ăn càng dễ khiến tình trạng chướng bụng thêm trầm trọng.
Thịt dê: đây đều là hai thực phẩm giàu năng lượng, nếu ăn cùng nhau sẽ gây chướng bụng, táo bón. Đặc biệt những người có bệnh truyền nhiễm mãn tính hoặc nóng trong bốc hỏa không nên ăn.
Rau chân vịt: bí đỏ giàu enzyme phân hủy vitamin C sẽ phá hỏng nguồn vitamin C dồi dào có trong rau chân vịt.
Cá: cá là thực phẩm giàu đạm, axit béo không bão hòa, DHA, vitamin A, vitamin D tuy nhiên nếu ăn cùng bí đỏ sẽ gây bất lợi cho sức khỏe.
Bí đỏ là một trong những thực phẩm chứa nhiều vitamin A nhưng cần chú ý ăn đúng cách.
Nguồn: [Link nguồn]