Bệnh từ miệng mà vào: Những cách ăn tai hại của người Việt

Tại Hội thảo về phòng chống Bệnh không lây nhiễm lần thứ VIII do Tổng hội y học Việt Nam tổ chức mới đây, các chuyên gia đã cùng nhau đánh giá gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm gây ra, trong đó chủ yếu nguyên nhân đến từ lối sống.

Bệnh do ăn uống vô tội vạ

Bệnh do ăn uống vô tội vạ

Bệnh từ miệng

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng ngày càng gia tăng của các bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là bệnh tim mạch, tiểu đường, phổi tắc nghẹn mạn tính và ung thư. Ước tính cứ trong 100 ca tử vong ở Việt Nam thì có 73 ca tử vong là do bệnh không lây nhiễm. Đặc biệt, trong số 12 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp ở cộng đồng hiện nay có tới gần 60% chưa được phát hiện bệnh và trên 80% chưa được quản lý điều trị. Trong tổng số hơn 3 triệu người bị đái tháo đường thì có gần 70% chưa được phát hiện bệnh và trên 70% chưa được quản lý điều trị thuốc.

Trong khi đó, nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2017, năm 2015, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân của 15 triệu người trường hợp tử vong tại các quốc gia đang phát triển, tăng gần 3,8 triệu so với năm 2000. Chế độ ăn không hợp lý là nguyên nhân của hơn 19% tổng số ca tử vong toàn cầu năm 2017 và gần 70% các ca tử vong do bệnh động mạch vành.

Thực tế cho thấy bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống đang gia tăng ở nhóm trẻ tuổi hơn, gây ra những gánh nặng kinh tế lâu dài cho xã hội. Thực phẩm, chế độ ăn uống và tình trạng dinh dưỡng bao gồm thừa cân, béo phì là một trong các yếu tố, nguy cơ quan trọng nhất của bệnh không lây nhiễm. Các nghiên cứu cho thấy, ăn ít rau và trái cây là nguyên nhân của 19% số ung thư dạ dày, ruột, 31% các bệnh thiếu máu tim cục bộ và 11% số trường hợp đột quỵ. Ăn nhiều muối là nguy cơ của đột quỵ, tăng huyết áp, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và một số bệnh tim mạch khác...

Theo số liệu điều tra của Bộ Y tế năm 2105, hơn 1/2 người trưởng thành ăn thiếu rau hoặc trái cây và người dân ăn muối nhiều gấp 2 lần so với khuyến nghị của WHO. Tỉ lệ thừa cân béo phì cũng tăng nhanh theo các năm.

Cách ăn sai lầm hại sức khỏe

Hiện nay, các chuyên gia đều cảnh báo rằng ngoài chế độ ăn nhiều hoa quả, trái cây ăn như thế nào, thời gian hợp lý cũng là điều đáng bàn.

Thực tế, người Việt ăn sáng là ăn cho mình thì không ăn, ăn qua loa, đại khái. Ăn trưa cho bạn nhưng cũng rất chớp nhoáng. Do đặc thù họp hành, công việc liên tục khiến rất nhiều người, nhất là giới văn phòng chỉ có ít thời gian dành cho bữa trưa và buộc họ phải ăn thật nhanh. Tuy nhiên, ăn nhanh khiến thức ăn không tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày và tăng nguy cơ mắc bệnh hơn.

Bữa tối – được coi là ăn cho kẻ thù thì hầu như 90% người Việt lại coi đây là bữa ăn thịnh soạn nhất trong ngày. Những thức ăn có nguồn gốc từ động vật chỉ nên chiếm 20%. Nhưng nhiều người ngày nay dường như làm ngược lại, do đó có rất nhiều bệnh tật xuất hiện.

Có đến 51,4% người tiêu dùng (đặc biệt là giới trẻ) đang ưa chuộng đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn... Nhiều người thích ăn bánh snack, khoai tây chiên vì cho rằng có cảm giác vui vẻ khi ăn; khi uống nước ngọt có ga cảm thấy mình hiện đại; ăn thức ăn nhanh chứng tỏ được mình theo kịp tiến độ... Từ tình trạng thiếu thốn đến dư thừa; từ các món ăn thuần túy rất thiên nhiên đến những món ăn được chế biến cầu kỳ, sử dụng nhiều phụ gia để tăng tính hấp dẫn; từ thực phẩm sạch, an toàn đến các thực phẩm tồn dư hóa chất chống sâu bọ, tăng năng suất, và hóa chất bảo quản thực phẩm trong quá trình lưu chuyển, phân phối. Món ăn trong bữa ăn hàng ngày trở nên công phu hơn với các cách chế biến sử dụng thêm dầu ăn, các loại gia vị khác: các món xào, hầm, chiên, rán, nướng… xuất hiện với tần suất cao hơn thay vì các món luộc, hấp, ăn tươi,…như trước đây.

Người Việt Nam lâu nay có thói quen "Ăn theo tiếng gọi của dạ dày chứ không ăn theo chế độ dinh dưỡng". Đó là lời nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng về cách ăn uống thiếu khoa học hiện nay của số đông người dân.

Một số “thói quen” ăn uống không tốt cho sức khỏe

Một số thói quen ăn uống thông thường hàng ngày ở mọi lứa tuổi của người Việt không tốt cho sức khỏe, thói quen ăn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo K.Chi ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN