Bất ngờ công dụng chữa bệnh của rau diếp cá, đây là 3 tác hại đáng ngại khi ăn không đúng cách
Rau diếp cá có nhiều công dụng với sức khỏe, nhưng chỉ nên ăn như một loại rau ăn kèm với liều lượng vừa phải, bởi loại rau này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Theo các tài liệu y học cổ truyền, rau diếp cá từ lâu đã được lưu lại trong sách thuốc như một loại thuốc quý. Với đặc tính vị cay và tanh, tính lạnh, rau diếp cá có công dụng thanh nhiệt, giải độc, mụn nhọt, mẩn ngứa, tiêu viêm...
Thạc sĩ, Dược sĩ Đoàn Xuân Đinh, Khoa Dược, viện Y học cổ truyền Quân đội cũng cho biết, mùi tanh của rau diếp cá khi vò ra chính là tinh dầu của nó. Tinh dầu này chính là công dụng quý để dùng chữa bệnh.
6 công dụng tuyệt vời của rau diếp cá
Ảnh minh họa
Giúp lợi tiểu, thải độc
Những bệnh nhân bị tiểu buốt, tiểu rắt nên thường xuyên ăn rau diếp cá để lợi tiểu. Từ tác dụng lợi tiểu, loại thực phẩm này còn hỗ cơ thể thải trừ độc tố, thanh lọc.
Giúp chống dị ứng
Rau diếp cá có khả năng xoa dịu các tế bào, tăng cường hệ miễn dịch. Nhờ đó rau diếp cá có thể được đưa vào các liệu pháp trị dị ứng. Rau diếp cá còn kích thích sản xuất tế bào bạch cầu thiết yếu cho hệ miễn dịch.
Giúp thanh lọc gan
Rau diếp cá giàu các vitamin và khoáng chất như lipid, glucid, protid, kali, vitamin C… giúp giảm mỡ máu, thanh lọc gan hiệu quả. Loại rau này cũng có tính hàn, giúp làm mát gan, thanh nhiệt cơ thể.
Tốt cho người tiểu đường
Lượng ethanol trong rau diếp cá là thành phần quan trọng chống lại bệnh tiểu đường, đồng thời có công năng kiểm soát lượng đường huyết ở cơ thể người.
Giúp ổn định cân nặng
Bên cạnh những công dụng nêu trên, nước ép từ rau diếp cá còn có khả năng ổn định cân nặng, thích hợp với những người béo phì đang ăn kiêng. Do đó, rau diếp cá mang đến công năng giảm mỡ thừa trên cơ thể cũng như cân nặng được kiểm soát một cách hiệu quả.
Giúp tăng sức đề kháng
Một trong những cách tuyệt vời để giúp hệ miễn dịch được tăng cường khỏe mạnh là ăn rau diếp cá khoa học. Bên cạnh đó, loại rau này còn giúp kích thích tế bào bạch huyết hình thành, từ đó giúp sức đề kháng được tăng cường và giúp con người luôn khỏe mạnh.
3 tác dụng phụ khi thường xuyên ăn rau diếp cá
Bạn chỉ nên ăn rau diếp cá như một loại rau ăn kèm với liều lượng vừa phải bởi loại rau này có thể gây ra những tác dụng phụ sau:
Ảnh minh họa
Ảnh hưởng đến chức năng thận
Rau diếp cá tính hàn, có tác dụng thanh lọc, lợi tiểu. Nếu bổ sung dư thừa rau diếp cá dẫn đến đi vệ sinh nhiều sẽ làm tổn hại chức năng thận. Việc bài tiết quá thường xuyên sẽ gây áp lực nặng nề lên hoạt động của thận. Bạn chỉ nên dùng 10-12g lá diếp cá khô để hãm trà, hoặc 20-40g lá diếp cá tươi ăn sống, ép nước.
Gây chóng mặt, hoa mắt
Việc bổ sung dư thừa rau diếp cá có thể gây chóng mặt, hoa mắt. Nguyên nhân do cơ thể tiếp nhận dư thừa khoáng chất từ rau, dẫn đến thất thoát nước và chất điện giải nhanh chóng, gây hạ huyết áp.
Gây lạnh bụng, tiêu chảy
Mặc dù rau diếp cá có khả năng trị táo bón, bệnh trĩ nhưng nếu bổ sung dư thừa có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy.
Lưu ý cần tránh khi dùng rau diếp cá
- Không uống nước rau diếp cá để qua đêm. Dù bảo quản trong tủ lạnh, hàm lượng chất vẫn sẽ bị hao hụt, đồng thời tăng tính lạnh, gây hại sức khỏe.
- Uống nước rau diếp cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc kê đơn.Nếu muốn uống để cơ thể được giải nhiệt nên dùng 120-150ml nước diếp cá. Nên uống sau bữa ăn, tránh uống buổi tối.
- Ngâm rửa rau diếp cá kỹ trước khi lấy dùng vì loại rau này dễ bám bụi bẩn, nguy cơ giun sán, vi khuẩn bám vào.
2 cách ăn rau diếp cá đơn giản mà hiệu quả
Rau diếp cá có thể chế biến thành nhiều món ăn. Tuy nhiên, đây là 2 cách đơn giản nhất mà vẫn đảm bảo được công dụng:
- Ăn sống: Bạn có thể dùng rau diếp cá cùng với bữa ăn hàng ngày. Trước khi ăn cần ngâm nước muối, rửa sạch rồi vớt ra để ráo. Nên ăn kèm với các loại rau khác để tăng khẩu vị.
– Xay ép lấy nước uống: Bạn có thể xay nhuyễn hoặc ép lấy nước uống. Đây là cách làm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao để làm mát cơ thể.
Sử dụng nhân sâm quá liều có thể làm cho đường máu trong cơ thể giảm mạnh. Người bị dị ứng với nhân sâm có thể bị khó thở, ngứa, phát ban..., phản ứng nặng có thể...
Nguồn: [Link nguồn]