Bất ngờ 6 loại trái cây nhà nào cũng ăn này đem hấp chín tốt hơn ăn tươi, nhất là vào mùa thu

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Có một số loại trái cây ăn sống vốn đã tốt, nhưng khi nấu chín lên còn nhiều lợi ích hơn, giúp phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm. Điểm chung của 6 loại trái cây này là có tính hàn.

Trái cây giúp chúng ta bổ sung vitamin và khoáng chất. Nhưng điều bất ngờ là không phải ai cũng ăn được trái cây tươi vì một số vấn đề sức khỏe hoặc liên quan đến khẩu vị. Theo tiến sỹ Mahammad Juber tại Đại học Khoa học Y tế (Ấn Độ), một số người có lá lách và dạ dày không khỏe, cơ thể yếu nên ăn trái cây sẽ khó tiêu hóa, thậm chí gây tiêu chảy. Điều này có thể thấy rõ khi ăn cam, táo và bưởi, nhất là những trái cây có tính hàn.

Vì thế, mỗi khi đường ruột của bạn không được khỏe trong khi bạn lại thèm ăn các loại trái cây dưới đây. Hoặc các bạn phải ăn để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, các bạn hãy đem hấp chín chúng nhé.

Bưởi hấp cùng thịt gà, được món gà hấp bưởi rất ngon.

Bưởi hấp cùng thịt gà, được món gà hấp bưởi rất ngon.

Đa phần thực phẩm nấu quá nhiệt sẽ bị mất vitamin, tuy nhiên 6 loại trái cây sau lại trở nên tốt hơn nhiều khi nấu chín. Ăn chín chúng vừa dễ tiêu hóa lại giúp nuôi dưỡng nội tạng và phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Trẻ nhỏ hay người lớn đều ăn được.

6 loại trái cây đem hấp chín tốt hơn ăn tươi

1. Trái cây nấu chín: Bưởi hấp chín giúp vết thương nhanh lành, phòng nhiễm trùng máu

Bưởi hấp chín có khả năng thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng, ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng máu khi bị thương. Những ai hay bị nóng trong người, những người dễ nổi cáu, ăn bưởi có thể làm giảm cơn tức giận và giảm các vết loét ở miệng. Chưa kể chúng còn bồi bổ dạ dày, bổ phổi, bổ huyết và dưỡng huyết cực tốt.

Trong bưởi có một chất sinh học mang tên corticoside có tác dụng làm giảm độ nhớt của máu, giảm sự hình thành các cục máu đông, ngăn ngừa những bệnh về mạch máu như tai biến… Do đó, bưởi nấu chín cũng tốt cho người mắc bệnh tiểu đường vì chúng sở hữu các hoạt chất tương tự như insulin.

Cách ăn bưởi tốt nhất là cắt bưởi tươi, bỏ vỏ, bỏ hạt, hấp với mật ong rồi ăn.

Món trà bưởi mật ong

Món trà bưởi mật ong

Bưởi chứa nhiều nguyên tố vi lượng tự nhiên, ít calo và ít đường. Trong bưởi có rất nhiều nước, 100 gam bưởi có khoảng 80% là nước. Vì thế vào mùa đông hanh khô, bạn có thể cho trẻ ăn bưởi để bổ sung nước. Nếu trẻ không thích bưởi vì có vị hơi đắng và chua, bạn có thể làm trà bưởi mật ong cho trẻ. Tuy nhiên, lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi nhé.

Cách làm trà bưởi mật ong:

Chuẩn bị 1 quả bưởi, 250 gam mật ong, 100 gam đường phèn, 5 gam muối. Rửa sạch bưởi và ngâm trong nước khoảng 60 độ trong 10 phút. Gọt vỏ bưởi và tách lấy phần cùi trắng, đem băm nhỏ, chần qua nước nóng trong 10 phút.

Sau đó cho vỏ và cùi bưởi vào nồi, đun trên lửa lớn rồi chuyển sang lửa nhỏ và đun đến khi keo lại. Khi nguội thì cho thêm mật ong và thêm nước để uống.

2. Táo hấp ngừa tiêu chảy

Táo là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao nhưng có tính lạnh, người có thể chất yếu, tì vị hư hàn không những không dễ tiêu hóa, hấp thụ mà còn có thể gây tiêu chảy.

Táo hấp không chỉ có thể làm giảm độ lạnh mà còn có tác dụng chống tiêu chảy rất tốt. Do táo chứa nhiều pectin giúp làm mềm phân và có tác dụng nhuận tràng. Pectin nấu chín có thể hấp thụ vi khuẩn và chất độc, giúp ngăn chặn tiêu chảy. Hơn nữa, việc hấp táo lên ăn có lợi hơn cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ.

Táo hấp ngừa tiêu chảy

Táo hấp ngừa tiêu chảy

Cách hấp táo: Vỏ táo cũng rất giàu axit tannic và pectin, được phân bố ở phần cùi gần vỏ. Vì vậy, khi hấp táo không nên gọt vỏ táo để tránh làm mất đi chất dinh dưỡng. Trường hợp này các bạn có thể dùng cả quả táo nguyên vỏ để hấp như hấp chín thức ăn thông thường.

Với những trẻ nhỏ chưa ăn được táo cả miếng, cha mẹ có thể rửa sạch táo, gọt vỏ, cắt thành từng miếng cho vào nồi hấp chín. Khi táo nguội bớt thì dùng thìa nghiền nát. Món táo hấp nghiền nhuyễn rất thích hợp cho các bé ăn dặm.

3. Cam hấp để giảm ho

Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiều gia đình cảm thấy lo lắng khi cho trẻ ăn trái cây, nhất là cam vì sợ sẽ bị lạnh, ảnh hưởng không tốt tới dạ dày. Trường hợp này cam tươi đem hấp chín giúp nuôi dưỡng dạ dày, giảm ho, làm ẩm phổi, nâng cao sức đề kháng cho trẻ, ngay cả người lớn cũng có thể sử dụng.

Hấp cam là cách chữa ho thông dụng nhất trong mùa thu, nhưng thích hợp với chứng ho nóng do khí trệ và huyết ứ hoặc phổi khô, chứ không thích hợp với chứng ho do ngoại cảm phong hàn.

Ăn cam hấp để giảm ho

Ăn cam hấp để giảm ho

Cách làm cam hấp để giảm ho:

Các bạn rửa sạch cam rồi ngâm nước muối loãng khoảng 20 phút. Dùng dao cắt bỏ một đầu của quả cam để tạo thành hình như chiếc cốc. Dùng đũa chọc vài lỗ trên phần thịt cam rồi đậy phần vỏ cam vừa cắt lên. Cho cam vào bát và hấp cách thủy trong vòng 15 phút, sau khi hấp chín thì bỏ vỏ cam ăn cùi, tốt nhất nên uống phần nước cốt dưới đáy bát.

4. Lê luộc dưỡng phổi

Mùa thu là mùa tốt nhất để dưỡng phổi. Ăn nhiều lê có thể làm ẩm phổi và thanh nhiệt, dưỡng âm. Theo sách Bản thảo cương mục – cuốn từ điển bách khoa của Trung Quốc về dược vật học do thầy thuốc Lý Thời Trân biên soạn ghi lại: "Lê có thể làm ẩm phổi và trừ đờm, khử hỏa và trừ nhiệt, có thể kiểm soát ho và làm dịu cơn khát". Lê hấp có tác dụng giảm ho và long đờm mạnh hơn. Đặc biệt thích hợp cho những người bị hen suyễn, bệnh phổi mãn tính và ho mãn tính.

Ngoài ra, lê có vị ngọt thanh, nhiều nước, giòn nên nhiều trẻ nhỏ thích ăn. Việc cho trẻ nhỏ ăn lê vào mùa đông rất có lợi.

Lê luộc hoặc nhồi thức ăn hấp chín giúp bổ phổi

Lê luộc hoặc nhồi thức ăn hấp chín giúp bổ phổi

Cách luộc lê:/hấp lê: trong quá trình hấp có thể cho thêm các loại thực phẩm phù hợp khác để tăng tác dụng giảm ho, long đờm.

Tuy nhiên, lê có tính lạnh, sau khi luộc lê thì tính lạnh giảm đi, có tác dụng làm khô ẩm, trừ hỏa tốt hơn. Một số người thích gọt bỏ vỏ lê khi nấu mà không biết rằng vỏ lê là phần tốt nhất để giữ ẩm cho phổi và giảm ho.

Trước khi luộc lê các bạn nên rửa sạch, cắt thành từng miếng và luộc, có thể thêm ít đường phèn, nấu trong 10 phút. Cho trẻ ăn khi còn ấm.

5. Mía hấp giúp giảm đau họng, chống sâu răng

Đường trong mía có thể dưỡng huyết, tính lạnh của mía có thể thanh nhiệt, thích hợp với người hạ đường huyết, tim yếu, đau họng và phân khô.

Mía có nhiều chất xơ nên giúp loại bỏ chất bẩn còn sót lại trong miệng và kẽ răng. Từ đó cải thiện khả năng tự làm sạch và chống sâu răng.

Món mía hấp ăn ngon hơn mía tươi vì đậm vị hơn nhiều.

Món mía hấp ăn ngon hơn mía tươi vì đậm vị hơn nhiều.

Những người bụng yếu, lạnh bụng ăn mía hấp chín giúp khử bớt tính hàn, không bị ảnh hưởng đường ruột. Hơn nữa, vị của mía hấp cũng rất đậm vị, ngon miệng.

Cách hấp mía: Gọt vỏ và cắt mía thành từng đoạn, thêm một lượng đường phèn thích hợp rồi hấp cùng, ăn mía hấp rất có lợi cho sức khỏe.

6. Chuối hấp tốt cho người thể trạng yếu, hay bị lạnh

Chuối có vị ngọt, tính lạnh, có thể thanh nhiệt và dưỡng ẩm cho đường ruột, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, hỗ trợ phụ nữ bị động thai do nhiệt. Đặc biệt, dùng chuối hột hầm đường phèn có tác dụng chữa ho mãn tính.

Ăn chuối sau khi hấp không chỉ ngon mà còn thích hợp với những người có thể trạng yếu, hay bị lạnh.

Ăn chuối hấp giúp nâng cao thể trạng.

Ăn chuối hấp giúp nâng cao thể trạng.

Cách làm chuối hấp: Bạn cắt chuối thành từng miếng vừa ăn, cho vào bát hấp cách thủy đến khi chín. Có thể hấp chuối với đường phèn hoặc cùng với các loại trái cây khác. Nếu dùng chuối hột, bạn nhớ ngâm nước khoảng 15 phút trước khi hấp nhé.

Những loại quả càng ăn càng béo, là 'khắc tinh' của những người muốn giảm cân

Nhiều người quan niệm rằng, chỉ ăn hoa quả thay vì ăn các loại thức ăn có nhiều tinh bột và chất béo thì có thể giảm cân, điều này không hoàn toàn đúng, bởi những loại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Linh Nhi ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN