Bất ngờ 4 tác hại của cà chua khi ăn quá nhiều, 3 điều này nhất định phải tránh
Dù cà chua tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi ăn chúng ta cần tránh những sai lầm cơ bản sau đây.
Cà chua vào mùa vừa ngon rẻ vừa an toàn. Đây là thực phẩm dễ kết hợp và tăng khẩu vị cũng như thẩm mỹ với nhiều món ăn, bởi thế các bà nội trợ thường tăng cường không chỉ trong chế biến món ăn mà còn dùng để ăn sống, xay sinh tố.
Mặc dù cà chua khá an toàn, tuy nhiên, đây là thực phẩm giàu axit oxalic. Những axit này không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ khó ngờ.
Ảnh minh họa
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, khi có một số triệu chứng dưới đây, tốt nhất nên ngừng hoặc hạn chế cà chua trong khoảng 4 tuần để theo dõi phản ứng của cơ thể:
Xuất hiện chứng ợ nóng
Cà chua rất chua và có thể gây ợ nóng ở những người có vấn đề về dạ dày như viêm dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Ngay cả khi bạn khỏe mạnh thì việc ăn quá nhiều cà chua hoặc nước sốt cà chua đều có thể gây trào ngược axit.
Đau khớp
Ăn quá nhiều cà chua có thể gây đau khớp. Đó là bởi vì cà chua có một loại chất kiềm gọi là solanine, chất này tích tụ canxi trong các mô. Tích tụ quá nhiều có thể gây viêm, đau và sưng ở khớp.
Gặp vấn đề về thận
Cà chua dẫn đến sự tích tụ canxi trong cơ thể. Thêm vào đó, cà chua cũng rất giàu oxalate - một chất không được chuyển hóa dễ dàng khi tiêu thụ quá mức và nó có thể dẫn đến sỏi thận. Bên cạnh đó, cà chua cũng rất giàu kali, có thể làm suy giảm chức năng thận. Nếu bạn đã gặp các vấn đề về thận, hãy lưu ý khi ăn cà chua.
Gặp vấn đề về tiêu hóa
Nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích, cà chua thực sự có thể kích hoạt các triệu chứng. Chúng bao gồm tiêu chảy, chuột rút, đầy hơi và táo bón. Tính axit trong cà chua cũng có thể gây kích thích bàng quang. Nếu bạn bị tiểu không tự chủ hoặc gặp các vấn đề về tiết niệu, tốt nhất nên tránh hoặc cắt giảm các loại thực phẩm này.
Ảnh minh họa
3 không khi ăn cà chua
Không ăn cà chua khi đói
Những lúc đói bụng, bạn không nên ăn cà chua. Vì trong cà chua có chứa một lượng lớn các chất làm se da hòa tan, sẽ phản ứng với axit dạ dày và đông vào cục u không hòa tan. Những khối u này có thể ngăn chặn các môn vị của dạ dày, dẫn đến đau bụng và khó chịu. Bên cạnh đó, 1 lượng lớn pectin và nhựa phenolic có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây ảnh hưởng đến dạ dày. Điều này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc.
Không ăn cà chua xanh
Khi ăn cà chua bạn cũng không nên ăn sống hoặc ăn cà chua xanh, chưa chín hẳn. Bởi vì các chất độc hại có tên là alkaloid chứa một lượng lớn nhưng sẽ giảm dần và biến mất trong cà chua chín đỏ. Khi tiêu thụ nhiều cà chua xanh, sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn.
Không ăn trước bữa cơm
Do chứa một lượng lớn axit oxalic, cà chua được ăn trước bữa ăn có thể làm tăng axit dạ dày, và sẽ gây ra chứng ợ nóng, đau bụng và khó chịu. Bạn chỉ nên ăn cà chua sau bữa ăn. Khi ấy các acid trong dạ dày đã được pha trộn với thức ăn sẽ giúp bạn tránh được những triệu chứng này.
Nguồn: [Link nguồn]
Cua ghẹ bổ dưỡng, cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin các nhóm rất tốt cho cơ thể, nhưng có một số thực phẩm hàng ngày...