Bát canh ngày Tết quá mặn, đây là mẹo khắc phục cực đơn giản
Thêm muối quá tay vào canh khiến mâm cơm ngày Tết không còn hoàn hảo thì đây là 4 cách giúp bạn khắc phục rất hiệu quả.
1. Thêm sữa
Một trong những cách dễ nhất để “chữa cháy” cho việc nêm quá nhiều muối là thêm sữa. Hãy thêm một ít sữa chua, kem, sữa hoặc kem chua vào bát canh. Hương vị trung tính của sữa có chức năng pha loãng và cũng tạo thêm độ ngậy cho món canh. Nước cốt dừa, bơ hoặc một ít dầu ô liu có thể có chức năng tương tự đối với canh rau củ.
2. Thêm chanh, giấm
Nghe có vẻ phản trực giác, nhưng thêm một lượng nhỏ axit từ giấm, chanh, quất hay cà chua vào súp có thể loại bỏ một số vị mặn bằng cách đánh lạc hướng vị giác của bạn. Hãy thử vắt nước cốt chanh hoặc giấm táo. Và nếu bạn đang nấu một món ăn có cà chua nghiền, hãy cho thêm một ít cà chua vào để giảm bớt vị mặn.
3. Dùng khoai tây
Để giảm vị mặn của canh vì lỡ tay nêm quá nhiều muối, hãy cho một củ khoai tây sống đã gọt vỏ vào nồi canh đang nấu. Khoai tây chứa nhiều tinh bột sẽ hấp thụ chất lỏng và một số muối dư thừa. Điều bạn cần làm chỉ đơn giản là vớt khoai tây ra sau khi đã cho vào nồi canh trước khi khoai chín hoàn toàn. (Cắt khoai tây thành từng miếng sẽ tối đa hóa diện tích bề mặt, đẩy nhanh quá trình này, nhưng cũng làm tăng khả năng khoai tây mặn sẽ ngấm vào canh).
4. Pha loãng canh
Nếu bạn cho muối quá tay vào nồi canh và còn thừa các nguyên liệu trong công thức, bạn có thể giảm nồng độ muối bằng cách thêm nhiều nguyên liệu khác vào món canh. Ngoài ra, bạn có thể giảm độ mặn bằng cách thêm nước sôi hoặc nước rau luộc vào để làm nhạt nồi canh. Nếu việc thêm nước khiến nồi canh quá loãng, bạn có thể thêm vào nồi canh 1 thìa bột ngô để tạo độ sệt.
Nguồn: [Link nguồn]
Nếu bạn từng gặp rắc rối với việc ăn tôm, cua, bề bề, các bước tách vỏ sau đây sẽ thực hiện điều đó một cách dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi.