Bánh xèo tôm nhảy, bún cột lạ miệng khi đến vùng đất Quy Nhơn

Bánh xèo tôm nhảy, bún cột hay mắm nhum Mỹ An là những món ăn bạn nhất định nên thử khi đến vùng đất Quy Nhơn.

Bánh xèo tôm nhảy

Nếu đến vùng đất Quy Nhơn mà không thưởng thức món bánh xèo tôm nhảy thì quả thật là thiếu xót bởi đây là một trong những món ăn làm nên thương hiệu ẩm thực Quy Nhơn. Bánh xèo ở đây không quá cầu kỳ như ở miền Nam, chiếc bánh cũng nhỏ gọn bằng nắm tay, chỉ một lớp bột mỏng bên dưới, bên trên là tôm, giá, vài sợi hành.

Thành phần chính là những con tôm màu cam đỏ trên nền bánh vàng ươm. Những con tôm nước ngọt, nhỏ nhưng chắc thịt. Khi chín, tôm đổi màu đỏ au kèm vị ngọt. Để món ăn ngon hơn không thể thiếu chén nước chấm được làm từ nước mắm nguyên chất và các gia vị. Khi ăn bánh xèo, bạn có thể gói kèm rau mầm, dưa leo, khế chua… Mỗi phần ăn giá từ 30.000 đồng.

Bún cột

Bánh xèo tôm nhảy, bún cột lạ miệng khi đến vùng đất Quy Nhơn - 1

Món bún cột nghe lạ tai ở Quy Nhơn. Ảnh: I.T

Bún cột là cái tên lạ miệng mà nhiều du khách đến Quy Nhơn đều tò mò. Gọi là bún cột phải chăng trong món ăn này có một miếng thịt ba chỉ được cột lại bằng lạt hoặc cọng hành, rồi nấu cùng với nước dùng. Nước dùng cũng được nấu từ xương cá và xương heo để tạo độ ngọt cho món ăn.

Khi ăn bạn gỡ dây lạt ra chấm thịt với tương ớt. Món ăn này được bán tại một quán ăn vỉa hè trên đường Duy Tân, với giá 22.000 đồng. 

Bánh bèo

Bánh xèo tôm nhảy, bún cột lạ miệng khi đến vùng đất Quy Nhơn - 2

Món ăn vặt có màu sắc bắt mắt, hấp dẫn thực khách. Ảnh: I.T

Một trong số món ngon ở Quy Nhơn phải nhắc đến đó là bánh bèo. Món ăn vặt có màu sắc bắt mắt khi có lớp mỡ hành xanh lá, hành phi vàng ruộm cùng đậu phộng giã nhuyễn, ít ruốc tôm bên trên. Bánh bèo ăn ngon nhất khi còn nóng, lớp khói bao quanh miệng chén. Bột vừa chín tới có độ mịn. Hương vị của món ăn còn được tạo nên bởi những mẩu bánh mì giòn rụm. Mỗi chén bánh bèo có giá từ 5.000 đồng. Quán bà Xê là một trong những địa chỉ nổi tiếng ở Quy Nhơn. 

Mắm nhum Mỹ An

Nhum có nhiều loại, để muối mắm phải là nhum ta màu đen. Cách chế biến như sau: Cắt sơ những chiếc gai nhọn tua tủa xung quanh con nhum rồi khoét một lỗ ngay miệng nhum, khéo léo khều lấy thịt nhum cho vào chum sành, rắc một ít muối hạt lên trên, rồi đem vùi vào bếp tro hoặc "giang" nắng từ 10-15 ngày

Bánh dây Bồng Sơn

Bánh dây là món ăn có nguồn gốc từ thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn. Đây là một món ăn làm từ gạo, nhưng lại mang hương vị khác hẳn. Bánh dây ăn cùng một ít dầu hẹ được thoa đều và đậu phộng giã nhỏ được rải lên.

Kỳ công làm đặc sản “xanh lét”, tên nghe bí hiểm vị ngon không ngờ

Kỳ công làm đặc sản “xanh lét”, tên nghe bí hiểm ngon không ngờ

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huyền Thanh ([Tên nguồn])
Đặc sản 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN