Bánh hỏi – món ăn không giờ giấc

Người Bình Định, khi cưới hỏi, cúng giỗ, lễ lạt đều có món bánh hỏi, thậm chí còn dùng thay các bữa cơm.

Các bậc cao niên tại Quy Nhơn cho hay, không biết vì đâu mà có cái tên là bánh hỏi? Xưa nay chưa có ai nói về nguồn gốc và ý nghĩa của tên bánh, chỉ biết bánh hỏi từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc của người Bình Định.

Bánh hỏi được làm từ gạo thơm vo kỹ, ngâm nước một đêm. Hôm sau, vớt gạo đem xay nhuyễn bằng cối đá. Rồi đưa bột xay vào bao vải khô “bòng” cho ráo nước để có một loại bột. Đem hấp bột này vừa đủ chín, nhồi và chia bột thành từng khối chừng nửa ký rồi đưa vào khuôn ép. Một người ép, một người bắt bánh và ngắt ra từng đoạn chừng 10cm. Sau đó đem bánh hấp cách thuỷ một lần nữa mới mang đi tiêu thụ.

Bánh hỏi – món ăn không giờ giấc - 1

Người Bình Định, khi cưới hỏi, cúng giỗ, lễ lạt... đều có món bánh hỏi.

Người Bình Định, khi cưới hỏi, cúng giỗ, lễ lạt... đều có món bánh hỏi.Bánh hỏi hấp xong xếp vào giỏ tre có lót lá chuối nhưng không được đậy kín vì bánh sẽ mau hỏng. Bánh hỏi khi ăn thoa lên chút dầu phộng đã khử chín cùng với lá hẹ xắt nhỏ li ti để thêm hương vị, đặc biệt chỉ cần một chén xì dầu giã với ớt tỏi, vắt thêm miếng chanh tươi là có món ăn sáng chắc bụng. Ngon hơn thì ăn kèm chả giò, lòng heo, thịt nướng, chạo tôm, thịt bò nướng…

Không giống như bún hay bánh cuốn. Bánh hỏi mang hương rất riêng của người dân Bình Định, là món ăn truyền thống ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Họ có thể ăn sáng, trưa, tối hoặc ăn lúc nào cũng đặng. Bánh hỏi ăn kèm thịt heo luộc, rau sống cuộn chung với bánh tráng mỏng nhúng nước chấm mắm nêm có pha ớt, tỏi, chanh là món khoái khẩu của người dân địa phương này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hòa Vang (SGTT)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN