Bánh chập chập hay ‘chẹp chẹp’ từ thời bao cấp đến thời COVID

Sự kiện: Sống khỏe

Món bánh “chập chập” hay “chẹp chẹp” được làm bằng nguyên liệu bột mì hoặc bột sắn mà ai trong lứa U60 đến U70 đều đã được ăn trừ bữa thời bao cấp.

Giam chân miết trong nhà tôi nghĩ phải làm món gì để ăn. Tôi lấy hai hộp bột tính làm cái bánh mì như bài vở cô bạn trên nhóm Yêu bếp hướng dẫn. Vậy mà tìm hoài gói men biến đâu mất, thôi chọn hộp bột sắn làm món bánh thời bao cấp khỏi phải tra google, chỉ việc tra trí nhớ xa xôi.

Tôi nhớ những năm đói kém của thập kỷ tám mươi xếp hàng đi mua tem phiếu là việc của tôi, lỡ xếp trễ có khi đầu hàng được mua bột mì chứ cuối hàng phải nhận bột sắn.

Nguyên liệu làm bánh "chập chập" hay "chẹp chẹp". Ảnh: LƯU BÌNH

Nguyên liệu làm bánh "chập chập" hay "chẹp chẹp". Ảnh: LƯU BÌNH

Bột mì làm được nhiều món ăn hơn và dĩ nhiên với suy nghĩ là có giá trị dinh dưỡng cao hơn.

Bột sắn khó ăn, ít được tiện dụng, làm các loại bánh gói lá chuối nhân đậu đỏ thì không phải lúc nào cũng làm được vì tốn nhiều công và ăn cũng mau ngán với các loại bánh nhân ngọt.

Làm nhanh nhất và dễ nhất là nhồi bột và dùng hai tay chập lại nắn cho miếng bột vừa vừa trong lòng bàn tay, nên thế bánh mới có cái tên “chập chập” hay “chẹp chẹp”. 

Tôi biết khi bài viết được đăng sẽ lắm người bàn cãi về cái tên đó lắm đây. 

Có cái bánh làm vội vã quá còn hằn nguyên dấu ba ngón tay song song, do hai bàn tay chập vào nhau. Luộc ra cái bánh sẽ có hình nhấp nhô như đường quê đất sét xe chạy nhiều, xe đi qua  để lại sống trâu lồi lõm.

Làm món bánh bột sắn thời COVID-19, bánh sẽ nhỏ hơn thời bao cấp, dầu các bước cũng giống y nhau. 

Pha bột sắn với nước tỉ lệ vừa phải, nghĩa là vừa pha nước chừng chừng kẻo nhão, bột khô vừa dính tay, cũng bằng mấy ngón tay xén miếng bột vừa vừa, không mỏng lắm, bắt nồi nước sôi lửa nhanh sôi, thả bột vừa nắn nắn đó vào nồi nước.

Luộc lâu lâu chút đến khi mấy miếng bột nổi lên trên mặt vẫn còn để sôi. Luộc đến chín thì vớt ra để ráo. 

Lá hẹ xắt nhỏ, lỡ không có lá hẹ thì dùng hành lá, xíu hành tím, phi dầu hành thật thơm, thả lá hẹ vào dầu nóng, nhắc xuống.

Xếp bánh ra đĩa, rải muỗng dầu hành, hẹ cho đều trên mặt bánh, nhìn sao cho mướt.

Làm chén nước mắm ớt tỏi, pha chút đường, chanh (người ăn kiêng thì chút đường kiêng càng ngon). 

Xong rồi đó món bánh “chập chập” thần thánh nhanh như chớp ngày bao cấp.

Món bánh dân dã đã "cứu đói" chúng tôi thời bao cấp nay lại được dùng trong mùa dịch COVID-19.

Món bánh dân dã đã "cứu đói" chúng tôi thời bao cấp nay lại được dùng trong mùa dịch COVID-19.

Nhanh thật, vì tôi nhớ người cậu của tôi. Cậu là anh của mẹ, trong một lần ghé qua nhà mẹ đi vắng, nhà chẳng có gì ăn. Cậu hỏi có bột  không, tôi đem bột ra và hai cậu cháu đã làm trong có mấy phút đã có món bánh chấm mắm qua cơn đói.

Giờ nhớ lại món bánh dân dã, tôi chỉ nghĩ về người cậu nay đã sắp tuổi chín mươi. 

Giờ nhớ lại món bánh dân dã, tôi chỉ nghĩ về người cậu nay đã sắp tuổi chín mươi. 

Hôm nay làm món bánh bột ngày COVID-19 trí nhớ cứ lần lữa nhớ về thời bao cấp. Ăn để mà nhớ hay không đợi phải nhớ. Bữa lang thang trên mạng còn biết một nhà hàng ở Bàu Cát Tân Bình Sài Gòn có món bánh “chập chập” thần thánh. 

10 món bánh có tên gọi kỳ lạ nhất Việt Nam, toàn là đặc sản nức tiếng nhưng lại hiếm người biết

Đã bao giờ bạn được nghe qua hay có cơ hội thưởng thức những món bánh đặc sản với tên gọi kỳ lạ nhất Việt Nam...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lưu Bình ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN