Người xưa chế tạo tủ lạnh và dùng đá viên như thế nào?

Thật bất ngờ khi biết được rằng, người xưa đã sớm biết sử dụng và tạo ra đá viên, tủ lạnh để bảo quản đồ ăn thức uống.

Có bao giờ bạn thắc mắc về việc trong suốt hàng nghìn năm, không có tủ lạnh, điều hòa, máy quạt, làm thế nào người xưa sống sót qua mùa hè dài đằng đẵng chưa? Bạn sẽ rất bất ngờ khi các nhà khảo cổ ở Trung Quốc đã khai quật được một chiếc tủ bằng đồng, nó được cho là chiếc tủ lạnh đầu tiên được phát minh vào thời Chiến quốc.

Chiếc tủ lạnh cổ

Tủ lạnh là một thiết bị gia dụng phổ biến trong gia đình hiện nay, chức năng làm lạnh của nó mang lại sự tiện lợi vô hạn cho cuộc sống của chúng ta. Có thể nói nó đã trở thành một thứ cần có trong cuộc sống của gia đình hiện đại.

Người xưa chế tạo tủ lạnh và dùng đá viên như thế nào? - 1

Tuy nhiên, chiếc tủ lạnh đầu tiên có thể bắt nguồn từ thời Chiến quốc ở Trung Quốc có tên Bingjian. Mặc dù nó sử dụng đá viên để đạt được chức năng làm lạnh nhưng điều này cho thấy nó không khác gì với tủ lạnh ngày nay.

Bingjian là một chiếc tủ chứa nước đá trong thời cổ đại. Có thể thấy rằng, vào thời nhà Chu người ta đã có tủ lạnh để dùng nhưng không phải lúc nào cũng có đá, đặc biệt vào mùa hè nóng bức, nước đá lại càng đặc biệt quý.

Người xưa chế tạo tủ lạnh và dùng đá viên như thế nào? - 2

Vào thời cổ đại, bất kể thời tiết nóng nực như thế nào cũng không thể để Hoàng đế phải chịu nóng. Vì thế, chiếc tủ lạnh đầu tiên được tìm thấy trong cung điện. Bingjian là một chiếc tủ có 2 lớp, vào mùa hè, đá viên được đặt giữa các chậu và rượu đặt trong các chậu này để làm mát.

Bingjian là một chiếc tủ bằng đồng được thiết kế rất phức tạp và tinh xảo nhất lúc bấy giờ. Mùa hè có thể cho đá vào giữa, mùa đông thì đựng nước ấm. Vì thế, rượu dâng cho Vua vào mùa hè thì mát lạnh, mùa đông thì ấm nóng.

Thời cổ đại có những sản phẩm nước đá nào?

Đồ uống có đá lạnh đầu tiên có nguồn gốc ở Trung Quốc, người ta lấy băng đá tự nhiên để sử dụng. Vào thời đó, để giải khát, Hoàng đế ra lệnh cho quân lính phải lấy băng đá vào mùa đông đem về cất trữ trong hầm để dùng cho mùa hè.

Người xưa chế tạo tủ lạnh và dùng đá viên như thế nào? - 3

Vào khoảng cuối thời nhà Đường, người ta khai thác rất nhiều diêm tiêu (kali nitrat) khi sản xuất thuốc súng. Người ta thấy rằng, khi hòa tan vào nước, diêm tiêu sẽ hấp thụ rất nhiều nhiệt, có thể làm lạnh nước và đóng băng. Vì thế, mọi người có thể tạo ra đá vào mùa hè.

Vào thời nhà Đường, người ta đã biết cách làm đá nhân tạo, việc lấy băng đá không còn bị giới hạn theo mùa nữa, sự đa dạng của các sản phẩm nước đá dần dần tăng lên, có những thương nhân chuyên mua bán các sản phẩm nước đá trên thị trường. Họ cũng thêm đường để thu hút khách hàng mua.

Người xưa chế tạo tủ lạnh và dùng đá viên như thế nào? - 4

Vào thời nhà Tống, ngoài việc uống rượu lạnh, người dân còn có thể uống tất cả các loại đồ uống lạnh. Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, đồ ăn thức uống có đá viên đã tràn ngập khắp phố phường. Đến giữa mùa hè, nhiều người bán hàng rong gánh hàng bán nước lạnh dọc theo các con phố.

Mục đích của tủ lạnh cổ là gì?

Trong cuộc sống hiện nay, việc làm và sử dụng đá viên vô cùng đơn giản bằng tủ lạnh. Nhưng người cổ đại đã tạo ra, bảo quản và sử dụng đá viên như thế nào trước khi phát minh ra tủ lạnh?

Người xưa chế tạo tủ lạnh và dùng đá viên như thế nào? - 5

Theo một vị quan chuyên quản lý băng đá vào thời nhà Chu, người phụ trách việc cắt băng và bảo quản nó vào tháng 12 hằng năm, sau đó dự trữ một lượng lớn đá trong kho gấp 3 lần so với dự kiến sử dụng.

Vào mùa xuân và mùa hè, mọi người bắt đầu sử dụng đá, đến mùa thu, buồng đá được làm sạch để chuẩn bị cho việc bảo quản đá vào mùa đông. Vào thời đó, việc sử dụng đá viên không chỉ được dùng để giải nhiệt vào mùa hè mà còn dùng để bảo quản xác chết.

Người xưa chế tạo tủ lạnh và dùng đá viên như thế nào? - 6

Các nhà khảo cổ từng phát hiện phế tích kiến ​​trúc về kho lạnh vào thời Tiền Tần (350 – 394) ở Thiểm Tây, trong đó đã khai quật được một số lượng lớn ngói, cũng như ống dẫn nước bằng gốm, mảnh đồng hình đĩa, ngọc bích…

Tóm lại, qua những dấu vết về tủ lạnh cổ đại, người ta càng thêm khâm phục kỹ thuật làm đá và sử dụng đá lạnh của người xưa.

Nguồn: [Link nguồn]

Món cá khiến Tần Thủy Hoàng không tiếc lời khen ngợi, nguồn gốc lại bắt nguồn từ một chữ “hận”

Vị đầu bếp làm món cá này không ngờ rằng, đó là món ăn cứu sống mạng mình và trở thành đặc sản nổi tiếng của một vùng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Kknews) ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN