Bác sĩ chỉ ra món ăn đặc biệt rất cần ăn trong ngày Đông chí 22/12 để khỏe mạnh cả năm cũ và năm mới

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Ngày Đông chí - tức là còn 5 ngày nữa để bà con chuẩn bị làm món ăn đặc biệt với thịt dê, bò, gà hầm, giúp cơ thể giữ nguyên khí khỏe mạnh cả năm cũ và năm mới - Bác sĩ Hoàng Kỳ chia sẻ với độc giả GiadinhNet.

Vì sao cần ăn món thịt bò/dê/gà đúng ngày Đông chí

Theo dưỡng sinh Đông y từ cổ xưa, đúng ngày Đông chí mọi người nên ăn đồ bồi bổ ấm nóng giúp bổ gan thận, bổ khí huyết, bổ dương, bổ nguyên khí… sẽ tốt cho cơ thể và hấp thụ dinh dưỡng cũng rất tốt.

Chanh, dấm, gừng, rượu... là những thứ khử tanh thịt bò để hầm cho món ăn ngày Đông chí rất hiệu quả. Ảnh: Internet.

Chanh, dấm, gừng, rượu... là những thứ khử tanh thịt bò để hầm cho món ăn ngày Đông chí rất hiệu quả. Ảnh: Internet.

Ngày 22/12/2022 là ngày Đông chí - tức là còn 5 ngày nữa để bà con chuẩn bị hầm món dê, bò, gà để bồi bổ nguyên khí, giúp cơ thể khỏe mạnh cả năm cũ và năm mới.

Nếu có điều kiện thì có thể ăn cả ngày 20-21/1/ 2023 - vì ngày đó là ngày Đại hàn - ai chưa ăn kịp lúc Đông chí thì khi Đại hàn dùng cũng được. Nếu dùng được cả 2 lần này thì càng tốt cho sức khỏe.

Ngày Đông chí là ngày hàn lạnh nhất trong năm - cũng là ngày đặc biệt nhất của năm. Lúc này tiết trời thay đổi, âm thăng - dương giáng, giao thoa hòa quyện, tốt có xấu có… Vì vậy mọi người cần giữ ấm, để bảo vệ tốt nhất cho cơ thể, và cần nâng cao sức khỏe cho mình và người thân.

Thịt dê cần khử tanh trước khi cho vào hầm làm món ăn đặc biệt ngày Đông chí. Ảnh: Internet.

Thịt dê cần khử tanh trước khi cho vào hầm làm món ăn đặc biệt ngày Đông chí. Ảnh: Internet.

Nếu ăn món dê, bò, gà hầm này đúng ngày thì vừa phòng ngừa bệnh tật, mà quanh năm khỏe mạnh, cả mùa đông ấm áp... - nhất là những người sinh lý kém, xương khớp kém, phụ nữ hay bị tê lạnh chân tay, tử cung lạnh, mùa đông mặc nhiều quần áo vẫn lạnh… rất cần áp dụng để bồi bổ nguyên khí, khí huyết.

Cách làm món ăn này như sau:

Nguyên liệu (dành cho 1-2 người ăn)

- Thịt dê tươi 200g (hoặc thịt bò, hoặc gà trống)

- Xương sống dê 500g (hoặc đuôi bò)

- Gừng tươi 15-20g

- Hồ tiêu tươi 15-20g

- Đương quy 30-40g

- Kỳ tử 20g

- Đại táo 30g

- Đẳng sâm 30-40g (hoặc nhân sâm/ sâm mỹ càng tốt)

- Hoàng kỳ 40-50g

- Thục địa 20g

- Sa sâm 20g

- Đỗ trọng 20g

- Mắm muối gia vị vừa đủ.

Cách làm

Rửa sạch các nguyên liệu thuốc đông y, vớt ra rổ để ráo.

Với các nguyên liệu thuốc Đông y trên hầm cùng thịt dê/bò/gà thì sẽ không còn mùi gây, hôi, tanh khó chịu nữa.

Nhưng nhiều người cần thận muốn làm sạch và khử mùi hôi, gây, tanh giúp các loại thịt không ảnh hưởng tới hương vị món ăn.

Vài thảo dược Đông y cho vào món ăn đặc biệt ngày Đông chí. Ảnh: Internet

Vài thảo dược Đông y cho vào món ăn đặc biệt ngày Đông chí. Ảnh: Internet

Sau đây là cách khử hôi đơn giản và hiệu quả:

Khử mùi hôi thịt dê

- Gừng băm nhuyễn, trộn với rượu trắng, rượu sake, rượu vang,... với liều lượng 30-50ml/kg thịt (nếu rượu có mùi nồng thì nên dùng liều lượng ít hơn). Rửa sạch thịt dê, cắt miếng nhỏ rồi dùng rượu gừng xoa kỹ bề mặt thịt, rồi để yên 15 phút, rồi rửa lại với nước sạch hãy chế biến.

- Giấm khử mùi hôi thịt dê: Lấy 50ml giấm/kg thịt, 500ml nước/ kg thịt đun sôi và để nguội hãy rửa thịt dê. Sau đó rửa lại bằng nước sạch mới chế biến món ăn.

- Lấy 50-70ml nước trà/kg thịt. Ngâm thịt dê trong nước trà đặc, sau đó xào hỗn hợp đến khi nước cạn thì tiếp tục cho nước trà vào. Xào từ 2-3 lần để mùi hôi biến mất (lưu ý không cho quá nhiều nước trà sẽ làm thịt bị chát).

- Gừng, ớt, ngũ vị hương, riềng, tía tô... đập giập và thái nhỏ các nguyên liệu, cho vào nấu cùng với thịt dê có thể át mùi hôi của nó.

- Hoặc dùng vỏ quế, hồi, đinh hương, gừng, sả, riềng đập giập vào nước rồi đun sôi thì cho miếng thịt dê vào luộc ở lửa nhỏ khoảng 30-40 phút, đảo đều để thịt ngấm nước luộc. Sau đó vớt thịt ra và rửa lại sạch bằng nước sạch mới chế biến bình thường.

Thịt gà cũng cần khử mùi hôi tanh trước khi cho vào món ăn ngày Đông chí. Ảnh minh họa.

Thịt gà cũng cần khử mùi hôi tanh trước khi cho vào món ăn ngày Đông chí. Ảnh minh họa.

Khử mùi hôi thịt bò

- Nướng 1 củ gừng cháy vỏ, cạo sạch vỏ và giã nhỏ rồi xát trực tiếp lên bề mặt miếng thịt bò giúp thịt bò thơm, đậm vị, hết gây, hôi.

- Dùng 1 bát rượu trắng nhỏ và cho miếng thịt bò vào ngâm 10-15 phút, rồi rửa lại với nước sạch. rượu trắng khử mùi gây hôi của thịt bò, giúp miếng thịt nấu sẽ có hương vị thơm hơn.

- Lấy 1 quả chanh vắt nước hoặc xát trực tiếp lên miếng thịt bò 5 - 10 phút, rửa sạch lại rồi chế biến.

- Ngâm miếng thịt vào bát giấm nhỏ khoảng 10 phút, rồi rửa lại và chế biến.

Sau khi khử mùi của thịt dê, bò, gà đúng cách thì việc chế biến sẽ đơn giản, món ăn ngon hơn. Mỗi cách khử mùi đều có ưu điểm riêng, tùy cơ mà ứng biến.

Khử mùi hôi của gà

Tuyến nhờn ở phần đuôi gà là nguyên nhân gây mùi hôi khi chế biến – khi sơ chế thịt gà cần bỏ phần tuyến nhờn này đi để gà không bị hôi. Sau đó dùng 1 trong các cách sau để khử mùi hôi tanh của thịt gà.

- Hoà giấm và muối theo tỉ lệ: 2 muối - 1 giấm rồi thoa khắp mình gà vịt, chà sát nhiều lần sau đó rửa lại thật kỹ bằng nước sạch sẽ hết hôi.

- Hoặc chà xát vài lát chanh lên thịt gà vịt với 1 ít muối, sau đó rửa sạch là đánh tan mùi hôi của gà.

- Đập giập 1 củ gừng với một ít rượu trắng và xoa bóp lên thịt gà vịt, để nguyên 30 phút trước khi nấu sẽ át đi mùi hôi khó chịu.

Cách hầm cả 3 loại thịt 

Sau khi khử hôi, gây, tanh cho thịt dê/bò/gà rồi thì cho vào nồi áp suất, nồi hầm cùng các nguyên liệu thảo dược đã rửa sạch, để ráo.

Đổ vào nồi áp suất lượng nước vừa phải rồi đóng nắp nồi, đặt lên bếp hầm khoảng 1 giờ trên lửa nhỏ.

Đủ thời gian hầm thì bắc xuống, để nguội bớt thì uống nuống nước và ăn thịt.

Lưu ý chị em đang mang thai không nên ăn.

Nhưng phụ nữ vừa sinh nở xong, hoặc đang cho con bú ăn rất tốt.

Mùa đông làm món thịt heo theo cách này đại bổ, tăng sức đề kháng

Khi thời tiết trở lạnh, mọi người nên ăn những món hầm để giữ ấm cơ thể.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bác sĩ Hoàng Kỳ ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN