Ăn thịt ngỗng nhớ tránh xa 3 nhóm thực phẩm này nếu không muốn rước bệnh vào người
Có một số điều cấm kỵ khi ăn thịt ngỗng bạn cần chú ý để không làm tổn hại đến cơ thể.
Thịt ngỗng tuy không phổ biến như thịt heo hay thịt gà nhưng nó vẫn được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, so với các loại gia cầm khác, hàm lượng đạm của thịt ngỗng cao hơn nhiều.
Trong Đông y, thịt ngỗng có tính lạnh, vị ngọt. Ngoài ra, nó còn có các loại axit amin, vitamin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, là thực phẩm chứa ít cholesterol, tốt cho sức khỏe. Ăn thịt ngỗng có thể bồi bổ cơ thể, làm ấm dạ dày, bổ phổi, điều trị ho, viêm phế quản cấp và mãn tính. Đặc biệt còn là bài thuốc tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.
Mặc dù thịt ngỗng rất tốt nhưng khi tiêu thụ cần chú ý kết hợp với một số thực phẩm, nếu không sẽ khiến cơ thể phát sinh nhiều vấn đề.
Ăn thịt ngỗng cần tránh 3 nhóm thực phẩm.
1. Không nên ăn cùng với thực phẩm giàu protein
Thịt ngỗng đặc biệt giàu đạm hơn nhiều loại thịt khác. Khi tiêu thụ một lượng lớn đạm, cơ thể sẽ khó tiêu hóa và cần nhiều thời gian hơn. Nếu lúc này bạn ăn thêm các loại thực phẩm giàu đạm khác như trứng, sữa, đậu và những sản phẩm của chúng, nó sẽ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, gây ra tình trạng chướng bụng khó tiêu.
Bên cạnh đó, thịt ngỗng cũng như thịt thỏ đều là thực phẩm có tính hàn. Trứng cũng thuộc nhóm thực phẩm này, khi kết hợp với nhau sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề về tiêu hóa, có thể gây tiêu chảy.
2. Không nên ăn cùng với đồ sống hoặc đồ nguội
Ngoài giàu đạm, thịt ngỗng còn chứa nhiều chất béo. Đây là loại axit béo không no, cùng với axit linolenic cao rất có lợi cho sức khỏe. Mỡ ngỗng có kết cấu mềm, dễ tiêu hóa và hấp thu. Tuy nhiên, sau khi ăn thịt ngỗng và tiêu thụ ngay các loại thực phẩm lạnh như kem, nước đá sẽ gây tiêu chảy, đau bụng. Ăn cùng với các loại đồ sống như hải sản sống cũng gây ra tình trạng tương tự.
3. Thực phẩm có tính lạnh
Thịt ngỗng chứa nhiều đạm và lipit, đòi hỏi việc tiêu hóa lâu hơn. Trong khi đó, những loại thực phẩm có tính lạnh như đậu xanh, vịt, dưa leo, mướp đắng, quả hồng… nếu ăn cùng hoặc ăn ngay sau khi tiêu thụ thịt ngỗng, nó có thể làm tỳ vị hư nhược, suy giảm chức năng tiêu hóa, khó tiêu.
Chẳng hạn như quả hồng có chứa chất tanin, nếu kết hợp với chất đạm trong thịt ngỗng sẽ tích tụ lại trong ruột và dạ dày, gây khó chịu đường tiêu hóa, nhẹ thì tỳ vị hư nhược.
Những đối tượng nên và không nên ăn thịt ngỗng
Thịt ngỗng tuy ngon nhưng không phù hợp với tất cả mọi người. Sau đây là những đối tượng nên và không nên ăn thịt ngỗng.
- Những người suy nhược cơ thể, thiếu khí huyết, suy dinh dưỡng thích hợp ăn thịt ngỗng.
- Những thành phần dinh dưỡng có trong thịt ngỗng có tác dụng chữa cảm mạo, bệnh về đường hô hấp, hen suyễn, long đờm.
- Những người thường nóng gan, lở loét, ngứa, bệnh mãn tính không nên ăn.
- Người hay mệt mỏi, khó thở, chán ăn, tiểu đường nên ăn thịt ngỗng với liều lượng vừa phải sẽ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh.
Những điều chú ý khi chế biến thịt ngỗng
- Chọn thịt ngỗng tươi, da bóng, phần nạc trắng sáng, loại thịt được bán trong ngày, không ướp lạnh. Nếu nhận thấy thịt có màu đỏ sẫm quá thì không nên mua.
- Thịt ngỗng nhanh hỏng, mua về nên cho ngay vào tủ lạnh. Nếu ăn không hết cùng một lúc, nên chia nhỏ thịt rồi bảo quản khi còn tươi sống.
- Thịt ngỗng giàu chất béo, không nên chế biến theo cách sử dụng nhiều dầu. Thịt ngỗng ngon nhất khi luộc, quay, hấp… Cách nấu tùy sở thích.
Nhiều người vẫn không hề biết rằng, thịt gà cũng kỵ với một số loại thực phẩm, vì thế chị em nội trợ không nên...
Nguồn: [Link nguồn]