Ăn rau ngải cứu nếu có hiện tượng này cần dừng ngay lập tức vì rất nguy hiểm

Bất kỳ ai khi sử dụng ngải cứu nếu gặp hiện tượng khô rát họng, sau đó buồn nôn, đau bụng thì nên dừng ngay lập tức.

Rau ngải cứu không chỉ là loại rau quen thuộc trong gia đình người Việt, mà từ xưa đã được xem là một vị thuốc quý cho tác dụng trị nhiều loại bệnh.

Người bị bệnh viêm gan nên nói không với rau ngải cứu. Ảnh minh họa

Người bị bệnh viêm gan nên nói không với rau ngải cứu. Ảnh minh họa

Theo Đông y, rau ngải cứu có vị đắng, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai, cầm máu...

Vì vậy, ngoài là loại rau, ngải cứu còn là loại cây thuốc chữa bệnh. Rau ngải cứu có thể chế biến thành những món ăn ngon và bổ cho sức khỏe, giúp xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng… ưu điểm nổi bật nhất là giúp cơ thể nhuận tràng, lợi tiểu.

Tuy nhiên, vì có tính dược liệu cao nên cũng giống như những loại rau khác, nó cũng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên không phải ai ăn cũng phù hợp.

Theo các chuyên gia, bất kỳ ai khi sử dụng ngải cứu nếu gặp hiện tượng như khô rát họng, khát nước, sau đó buồn nôn, đau bụng thì nên ngừng ngay lập tức vì rất có thể bị trúng độc hoặc do ruột và dạ dày bị viêm cấp tính.

Lạm dụng ngải cứu, dùng quá nhiều có thể gây hậu quả nghiêm trọng, tác động đến hệ thần kinh trung ương làm run giật tay chân và tổn hại tới huyết quản...

1 tuần chỉ nên dùng 1-2 lần rau ngải cứu. Ảnh minh họa

1 tuần chỉ nên dùng 1-2 lần rau ngải cứu. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai có tiền sử sảy thai không nên ăn ngải cứu vì sẽ tăng nguy cơ co bóp cổ tử cung, bị ra máu dễ dẫn tới sinh non hoặc sảy thai.

Những người mặc bệnh viêm gan cần tránh ăn ngải cứu vì trong ngải cứu có chứa các hoạt chất khi đi vào gan sẽ gây rối loạn chức năng.

Ngoài ra, người bị xơ vữa động mạch vành, bệnh sỏi thận,… cũng được khuyên hạn chế không nên dùng.

Lưu ý: Kể cả người khỏe mạnh cũng không nên ăn quá nhiều rau ngải cứu. Tốt nhất chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần.

Đối với người không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu như một thứ nước uống thường xuyên giống như nước trà. Còn với những người dùng ngải cứu để chữa bệnh thì khi khỏi bệnh thì nên dừng, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Nguồn: [Link nguồn]

Trắc nghiệm: Thịt gà ngon, bổ là thế nhưng không biết những điều này thì dễ ”rước họa” vào thân

Làm thế nào để chế biến thịt gà thành những món ăn bổ dưỡng và tránh những điều đại kỵ với loại thực phẩm này...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN