Ăn rau ngải cứu đúng cách còn tốt hơn thuốc bổ, nhưng 3 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn

Ngải cứu được dùng như loại rau ăn trong gia đình, vừa có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng có thể gây ngộ độc, thậm chí có thể gây tổn hại thần kinh... nếu dùng không đúng cách.

Ngài cứu được dùng như một loại rau ăn thường ngày của nhiều gia đình và được yêu thích với vị đắng và thơm. Trong lá cây ngải cứu có hàm lượng tinh dầu tương đối lớn. Thành phần trong đó chủ yếu là monoterpen, tetradecatrilin, dehydromatricaria ester, tricosanol, rachel ancol và một số chất khác.

Trong dân gian, cây ngải cứu được dùng rất nhiều trong những bài thuốc chữa các bệnh thông thường. Đặc biệt là tác dụng tốt đối với cầm máu, điều hòa kinh nguyệt, chữa đau đầu, tiêu chảy, chướng bụng,…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, vì ngải cứu là thuốc, có dược tính cao nên cũng kèm theo nhiều tác dụng phụ. Nếu lạm dụng ngải cứu rất dễ bị ngộ độc chất Alpha- thujone, chất này có thể sẽ kích thích não bộ quá mức. Vì vậy, để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn thì tốt nhất không nên ăn ngải cứu thường xuyên.

Ngoài ra, theo Đông y, ngải cứu được dùng như một loại thuốc trừ hàn, làm ấm khí huyết, điều kinh, an thai. Trong khi nghệ là loại thuốc hoạt huyết dùng để phá huyết tích, sinh cơ. Vì vậy, khi phối hợp 2 vị thuốc này, cần thận trọng đúng chỉ định và liều lượng.

3 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn ngải cứu

Người bị viêm gan

Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.

Người mang thai 3 tháng đầu

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai thời kỳ 3 tháng đầu không nên dùng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là ngải cứu. Tuy nhiên với một số trường hợp bị động thai có dấu hiệu ra máu, bạn có thể dùng ngải cứu bằng cách sao cháy, sau đó vẩy một chút nước vào cho hết hỏa độc và sắc lên uống. Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng khi uống, tốt nhất đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng và kịp thời.

Người bị rối loạn đường ruột cấp tính

Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thể nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.

4 bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ rau ngải cứu

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Chữa kinh nguyệt không đều: Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng.

- Chữa đau đầu: Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín.

- Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.

- Dành cho người bị động thai hoặc giảm đau thấp khớp: Lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.

Nguồn: [Link nguồn]

Trứng gà kết hợp với ngải cứu phải ăn cho đúng cách, nếu không sẽ ”gặp họa”

Trứng gà ngải cứu là món ăn dân dã được rất nhiều người ưu chuộng. Tuy nhiên, ăn thế nào cho đúng, cho tốt thì không phải ai cũng biết được điều đó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN