Ăn mận cực tốt nhưng 4 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn
Nhiều nghiên cứu cho thấy, mận hậu tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhờ đó giúp cơ thể kiểm soát lượng huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ và các vấn đề về tim mạch.
Mận hậu chính vụ vào khoảng tháng 5 hàng năm, lúc này mận chín ngon, vị chua ngọt, giòn đặc trưng của mận hậu từ lâu đã trở thành món ăn vặt yêu thích của nhiều người.
Quả mận rất giàu vitamin và dưỡng chất. Thành phần trong quả mận giàu chất xơ, không có chất béo hoặc cholesterol xấu. Một quả mận chỉ chứa 30 calo, 6,5g đường, 0,5g protein và 1g chất xơ... có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp nếu được dùng vừa phải: thanh lọc máu, khỏe tim, chống lão hóa, sáng mắt, làm đẹp da, tóc.
Ảnh minh họa
Trong nghiên cứu của y học hiện đại, mận chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, chống viêm... giúp tăng cường trí nhớ, thanh lọc máu, tốt cho xương khớp, hỗ trợ giảm cân. Mận cũng là một phương thuốc hỗ trợ điều trị táo bón, tiểu đường và thậm chí có thể ngăn ngừa bệnh tim và ung thư.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trước khi ăn mận nên ngâm trong nước muối pha loãng để an toàn. Dù hơn dù yêu thích đến đâu, bạn cũng chỉ nên ăn tối đa 10 quả một ngày.
Với những người khỏe mạnh, khi ăn mận sẽ nhận được những lợi ích sau:
Kiểm soát lượng đường trong máu
Mận là loại trái cây có chỉ số đường huyết GI rất thấp, giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Giảm sự hấp thụ cholesterol
Hàm lượng vitamin C trong mận giúp ngăn ngừa cholesterol bị oxy hóa trong động mạch, đào thải những cholesterol xấu ra ngoài cơ thể. Nhờ vậy, ăn mận có thể ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và hen suyễn.
Tăng cường sự hấp thụ chất sắt
Vitamin C khá cao trong mận là cơ sở để loại quả này giúp hấp thu chất sắt rất hiệu quả đồng thời tăng khả năng chống chọi lại bệnh tật và nhiễm trùng của cơ thể.
Tốt cho tiêu hóa
Trong mận chứa nhiều chất xơ và isatin, sorbitol là những chất cực tốt cho hệ tiêu hóa, điều chỉnh chức năng của cơ quan nội tạng này. Ăn mận nhiều giúp điều hòa nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón.
Tốt cho mắt
Ngoài vitamin C, mận còn chứa beta carotene là những dưỡng chất đặc biệt có lợi cho mắt. Ăn mận có thể giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng, một căn bệnh về mắt có thể dẫn tới mù lòa.
4 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn mận
Ảnh minh họa
Người bị bệnh dạ dày
Mận là loại quả có vị chua, chứa hàm lượng axit cao có thể ảnh hưởng đến dạ dày và men răng, đặc biệt là ở trẻ em. Những đối tượng đang mắc bệnh dạ dày được khuyến cáo không nên ăn nhiều vì sẽ làm bệnh tình thêm trầm trọng hơn.
Người mắc bệnh thận
Lượng oxalate dồi dào trong quả mận có thể làm cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này sẽ gây ra hiện tượng kết tủa trong thận, sau một thời gian dài có thể gây ra sỏi thận và sỏi bàng quang. Khuyến cáo những người bị bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh này nên hạn chế hoặc không nên ăn.
Người bị nóng trong
Đông y cũng khẳng định, ăn quá nhiều mận có thể gây ra hiện tượng nóng trong, sinh nhiệt và gây nên mụn nhọt trong cơ thể. Phụ nữ mang thai thường có thân nhiệt nóng hơn người bình thường chính vì vậy nên tránh ăn mận kẻo sinh phát ban hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Người chuẩn bị phẫu thuật
Mặc dù nhiều chất dinh dưỡng, mận có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc khi ăn nhiều. Do tác dụng giảm lượng đường trong máu của mận, người vừa trải qua phẫu thuật không nên tiêu thụ mận. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh dừng ăn mận 2 tuần trước khi phẫu thuật.
Nguồn: [Link nguồn]
Quả mận đang vào mùa với nhiều món ngon trong ngày hè nóng bức. Nhưng biết ăn quả mận đúng cách thì là mận ngon, giải nhiệt. Còn ăn không đúng cách thì quả mận ngon trở thành...