Ăn khoai lang cần tránh 4 điều này, nhiều người đang ăn sai mà không biết
Khoai lang là món ăn quen thuộc của người Việt, được ví như một loại "thuốc quý" rẻ tiền, vừa tăng tuổi thọ lại giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên ăn như thế nào cho khoa học thì không phải ai cũng biết.
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ thì củ khoai lang tươi chứa 24,6% tinh bột, 1,3% protein, 0,1% chất béo, các men tiêu hóa, vitamin B,C và tiền sinh tố A (có nhiều trong khoai lang nghệ), cùng các khoáng chất. Dây khoai và củ khoai chứa lượng nhỏ các chất như insulin, trị bệnh đái đường. Củ khoai hoặc lá khoai luộc ăn có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón.
Theo một nghiên cứu khác, khoai lang chứa một lượng lớn protein kết dính, polysaccharides, chất nhầy, mang lại tác dụng giúp cơ thể có thể duy trì sự linh hoạt của máu não và tim, từ đó có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh xơ vữa động mạch, tốt cho đường hô hấp, đường tiêu hóa, mang lại tác dụng bôi trơn khoang khớp…
Với những công dụng tuyệt vời trên, nhiều người chọn khoai lang làm bữa ăn phụ, thậm chí thay vì bữa ăn chính. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn khoai lang vào buổi trưa là tốt nhất trong ngày. Nguyên nhân là vì sau khi ăn, canxi trong khoai lang cần phải mất 4-5 giờ mới hấp thụ vào trong cơ thể. Trong khi đó, khung giờ 2-5 giờ lại có ánh nắng mặt trời tác động lớn đến quá trình hấp thụ canxi, cho nên việc ăn khoai lang vào tầm giờ trưa 10-12 giờ trưa là hoàn toàn phù hợp.
Các chuyên gia khuyến cáo hạn chế ăn khoai lang trong các trường hợp sau:
Ảnh minh họa
Không ăn vào buổi tối
Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.
Không ăn khi đói
Nhiều người chọn khoai lang để ăn trong lúc đói. Tuy nhiên, khoai lang không hề tốt nếu bạn ăn khi đói, bởi trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ sản sinh axit, tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sình hơi trướng bụng. Nếu bạn bị các vấn đề về dạ dày, ăn khoai khi đói sẽ khiến bệnh ngày một trầm trọng hơn.
Không ăn khi mắc bệnh thận
Khi thận yếu, chức năng loại bỏ kali dư thừa cũng sẽ bị yếu đi. Khoai lang lại chứa nhiều kali, chất xơ, vitamin A…, làm tăng lượng kali trong cơ thể. Nếu ăn quá nhiều khoai lang có thể gián tiếp gây ra cho người mắc bệnh thận nguy cơ mắc chứng rối loạn nhịp tim, yếu tim, gây nguy hiểm cho sức khoẻ của người bệnh.
Không ăn khi tiêu hoá kém
Người có hệ tiêu hoá kém thường có những biểu hiện như đầy hơi, ợ nóng, đầy bụng. Khoai lang lại là thực phẩm chứa nhiều đường, nếu người có bệnh về tiêu hoá ăn quá nhiều khoai lang sẽ làm tăng tiết dịch vị và gây nóng ruột, ợ chua khó chịu.
Giá trị dinh dưỡng từ rau khoai lang còn nhiều hơn cả trong củ khoai chúng ta vẫn ăn, nhất là công dụng chữa táo bón.
Nguồn: [Link nguồn]