Ăn cá hồi tuyệt đối không kết hợp thực phẩm giàu dinh dưỡng này, 5 điều nhất định bạn phải làm đúng kể cả khi bạn đã chọn mua cá đắt tiền
Về thực phẩm "kỵ" với cá hồi, theo ý kiến của chuyên gia da liễu thì không bao giờ được kết hợp cá hồi và sữa với nhau vì chúng có nguy cơ gây ra dị ứng khủng khiếp.
Cá hồi như các loại cá khác là rất giàu protein, điểm cộng của cá hồi là hàm lượng acid béo omega-3 dồi dào. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong100 gram cá hồi nuôi có 2,3gr acid béo omega-3, cá hồi tự nhiên chứa 2,6gr.
Một phân tích năm 2012 của 16 nghiên cứu cho thấy việc sử dụng 0,45 - 4,5gr acid béo omega-3 mỗi ngày làm cải thiện đáng kể về chức năng động mạch.
Ảnh minh họa
Về phương pháp chế biến cá hồi, bạn có thể luộc, hấp, nướng, áp chảo. Đây là 4 kỹ thuật nấu giúp bảo toàn lượng acid béo omega-3. Chiên sẽ tăng lượng chất béo trong cá do đó hãy áp chảo thay vì chiên ngập dầu. Luộc và hấp là nấu ăn ở nhiệt độ thấp giúp bảo toàn các acid béo omega-3. Nướng cá trong giấy bạc hoặc đút lò giúp hương vị thơm ngon và ít thất thoát omega-3.
Về thực phẩm "kỵ" với cá hồi, theo ý kiến của chuyên da liễu thì không bao giờ được kết hợp cá và sữa với nhau vì chúng có nguy cơ gây ra dị ứng khủng khiếp.
Các bác sĩ giải thích rằng, không một sản phẩm sữa nào phù hợp để có thể ăn cùng các thực phẩm giàu protein. Nguyên nhân là vì sữa có tác dụng làm mát cho cơ thể trong khi cá lại có tính làm nóng cơ thể vì nó có chứa thành phần protein dồi dào. Do đó, sữa và cá hồi là hai loại thực phẩm bạn nên tránh ăn cùng lúc.
Bên cạnh sữa thì sữa chua cũng là một thực phẩm bạn nên bỏ qua trong khi ăn cá hồi. Việc ăn kết hợp cá hồi và sữa chua sẽ gây rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng sinh lực, làm sản sinh độc tố và có thể khiến bạn mắc bệnh tật.
Ngoài ra, khi ăn cá hồi cần đặc biệt tránh những sai lầm sau đây:
Nếu ăn gỏi, cần chọn lọc kỹ càng, biết rõ nguồn gốc cá hồi mới nên ăn. Ảnh minh họa
Bảo quản không đúng cách
Cần ướp lạnh cá để bảo quản, dùng trong vòng 24 giờ. Tránh sử dụng thịt cá đã đổi màu hay chảy nước. Đối với cá đông lạnh, khi muốn sử dụng phải cho vào ngăn mát để rã đông từ từ. Nếu ngay lập tức để ra môi trường ngoài hoặc sử dụng lò vi sóng, thịt cá sẽ bị rã nát.
Để bảo quản lâu hơn, bạn nên để cá đông lạnh. Cá hồi đông lạnh có thể bảo quản trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên trong trường hợp quá trình đông lạnh này bị ngắt quãng thì toàn bộ việc bảo quản sẽ không còn giá trị, chúng ta bắt buộc phải sử dụng toàn bộ thịt cá sau lần rã đông đầu tiên.
Không ăn quá 3 lần/tuần
Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên ăn cá hồi 2 đến 3 lần/tuần là phù hợp. Không nên ăn quá nhiều vì có thể bị ngộ độc do cá hồi cũng tiềm ẩn nhiều chất độc như asen, thủy ngân... và nhiều chất độc khác.
Hạn chế ăn cá hồi sống
Nhiều người thích ăn cá hồi sống, tuy nhiên chúng lại không an toàn. Ăn cá hồi sống thường xuyên sẽ rất bị nhiễm vi khuẩn như Salmonella,Vibrio vulniculus và Vibrio parahaemolyticus... khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc.
Bảo quản lạnh đúng cách
Để bảo quản lâu hơn, chúng ta nên để cá đông lạnh. Cá hồi đông lạnh có thể bảo quản trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên trong trường hợp quá trình đông lạnh này bị ngắt quãng thì toàn bộ việc bảo quản sẽ không còn giá trị, chúng ta bắt buộc phải sử dụng toàn bộ thịt cá sau lần rã đông đầu tiên. Tránh sử dụng thịt cá đã đổi màu hay chảy nước.
Cá hồi sốt chanh luôn được nhiều người ưa thích. Ảnh minh họa
Cần chế biến đúng cách
Cách sơ chế cá hồi vô cùng đơn giản: Bạn chỉ cần lấy hết xương ra ở khâu làm cá. Thịt cá sau khi cắt phải dùng nước muối để rửa sạch. Sau đó cho qua nước lạnh pha một ít giấm để giảm bớt mùi tanh.
Lưu ý: Người thừa cân, béo phì không nên ăn nhiều cá hồi vì lượng chất béo cao, có thể khiến bạn bị tăng lượng đường trong máu, gây ra đến bệnh tiểu đường, nhất là bệnh tiểu đường tuýp 2.
Phân biệt cá hồi nuôi tại Việt Nam và cá hồi nhập khẩu Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có 2 loại sản phẩm cá hồi chính là cá hồi nuôi và cá hồi nhập khẩu. Cá hồi nuôi tại Việt Nam thường được nuôi ở các khu vực có khí hậu lạnh như Sapa, Sơn La….Còn lại là cá hồi nhập khẩu, đặc biệt là sản phẩm cá hồi Nauy. Sự khác nhau: - Cá hồi Na Uy loài cá hồi đại tây dương (Atlantic Salmon). Trọng lượng thường gặp của nó rơi vào khoảng 6-7kg /con. Cá hồi Sapa kích thước nhỏ, sẽ ngả vàng hơn, thịt ko chắc và béo như cá hồi Nauy, dinh dưỡng không bằng. - So sánh môi trường sống của 2 loại cá hồi khác nhau: cá hồi Sapa nuôi ở nước ngọt. Cá hồi ở Na Uy sinh sống trong làn nước sạch tự nhiên ở đại dương, nhiệt độ thấp nên đảm bảo ăn gỏi… - Cá hồi đánh bắt tự nhiên có phần thịt màu đỏ cam tươi cùng những “thớ” chất béo trắng nạc, nhỏ li ti. Hương vị của cá hồi tự nhiên thơm, thịt chắc, thành phần dinh dưỡng ở cá hồi tự nhiên cũng vô cùng dồi dào: bao gồm chất béo, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Cá hồi nuôi thường có màu thịt nhợt nhạt hơn, cùng “dải” mỡ màu trắng đục, to hơn. |
Cá hồi là loại thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên, việc mắc những sai lầm dưới đây khi ăn cá hồi sẽ khiến món ăn mất ngon và giảm giá trị dinh dưỡng.
Nguồn: [Link nguồn]