Ăn bơ tuyệt đối không làm điều này, nếu vẫn dùng mẹo vặt này chẳng mấy mà hỏng nội tạng, hại gan thận và suy giảm trí nhớ
Dùng giấy báo bọc kín bơ để mau chín là mẹo vặt phổ biến được nhiều chị người áp dụng. Tuy nhiên, cách làm này về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Theo các chuyên gia y tế, trong khi người dân tỏ ra thờ ơ thì các nhà khoa học lo ngại về tác hại của việc dùng giấy báo in để gói thực phẩm. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, giấy báo, giấy in được người dân sử dụng phổ biến, nhưng không thuộc nhóm giấy sử dụng để bao gói thực phẩm.
Ảnh minh hoạ
Thông thường, mực in có hàm lượng muối chì cao, dễ hòa tan vào trong dung môi nước hay chất béo (dầu, mỡ) trong quá trình gói thực phẩm (mực in sẽ hòa tan trong thực phẩm). Chất độc trong mực in có thể gây biến đổi gen của tế bào, tác động lên hệ thần kinh cùng với các cơ quan nội tạng như thận, não..., nhiễm độc chì có thể gây thiếu máu, rối loạn ý thức, đau đầu, co giật, chậm phát triển chiều cao, viêm gan và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, suy giảm trí nhớ, ù tai, hoa mắt.
Điều nguy hại là chúng ta không bị ngộ độc tức thời, nhưng có thể bị ô nhiễm trường diễn, chỉ khi đến giới hạn thì nó mới bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây cũng là lý do khiến nhiều người chủ quan, vẫn vô tư sử dụng giấy báo để gói thức ăn.
Theo kinh nghiệm của một số bà nội trợ, để bơ chín nhanh và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, chỉ cần đặt những trái còn xanh vào thùng đựng gạo, đậy nắp kín. Sau 2 - 3 ngày bơ sẽ chín đều.
5 điều cần tránh khi ăn bơ để phát huy công dụng tốt nhất
Ảnh minh hoạ
Bơ không nên bảo quản lâu
Bơ có đặc tính chống oxy hóa mạnh nên không bảo quản được lâu. Quả bơ đã được cắt ra sẽ nhanh bị oxy hóa và đổi màu sau khi tiếp xúc với không khí.
Bơ nguyên quả để được từ 2 đến 3 ngày ở nhiệt độ phòng, bảo quản không được quá 1 tuần trong tủ lạnh. Bạn nên sử dụng bơ ngay sau 2 tiếng sơ chế để tránh bị biến chất hoặc mất giá trị dinh dưỡng.
Bơ không ăn cùng đồ uống lạnh
Quả bơ chứa nhiều axit béo, sau khi ăn phải mất một thời gian dài mới có thể tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn. Bên cạnh đó, điều kiện để những axit béo trong bơ hấp thụ tốt thì cơ thể chúng ta phải luôn ở nhiệt độ thích hợp.
Khi chúng ta uống đồ uống lạnh, nhiệt độ trong đường tiêu hóa sẽ bị giảm dẫn việc hấp thụ chất béo trong quả bơ bị kéo dài, rất dễ gây khó tiêu, trường hợp nặng còn có thể bị đau bụng, tiêu chảy.
Ảnh minh hoạ
Bơ không ăn cùng với dưa hấu
Dưa hấu là loại trái cây có tính lạnh, tác dụng làm trơn đường ruột và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Khi ăn bơ cùng dưa hấu, tính lạnh của dưa hấu sẽ làm giảm đi quá trình hấp thụ các axit béo có trong bơ và gây cảm giác khó chịu đường tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn.
Không ăn cùng thức ăn nhiều chất béo
Quả bơ chứa một lượng lớn các axit béo chưa no và quá trình hấp thụ những axit cần có sự tham gia của protein lipid trong dạ dày và ruột.
Tuy nhiên, số lượng protein này có hạn, nếu chúng ta ăn bơ cùng đồ ăn nhiều chất béo sẽ gây ức chế các axit béo chưa no dẫn đến việc hấp thụ và tiêu hao giá trị dinh dưỡng này bị giảm đi.
Nên ăn bao nhiêu bơ là đủ? Theo một nghiên cứu về tác dụng của trái bơ do các chuyên gia Mexico thực hiện, để phát huy tốt đa tác dụng của trái bơ, trong một ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 2 thìa tương đương với 1/6 quả bơ thế là đủ bởi lẽ với mỗi thìa trái bơ, cơ thể bạn đã được cung cấp 5g chất béo và 55 đơn vị calo. |
Bơ được đánh giá cao vì rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải cứ ăn càng nhiều bơ thì càng tốt. Mặt khác, một số nhóm người được khuyến cáo không nên ăn bơ để tránh...
Nguồn: [Link nguồn]